Bạn có biết bệnh lậu lây qua đường nào? – Đa khoa Quốc tế Hà Nội
Ngày đăng: 2.11.2020
Tư vấn y khoa: Bs Nguyễn Kiếm
Bệnh lậu là căn bệnh xảy ra phổ biến ở cả hai giới, gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Rất nhiều người thắc mắc bệnh lậu có lây không? Nếu có thì bệnh lậu lây qua những đường nào? Cách phòng tránh và điều trị bệnh ra sao? Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc đó, mời bạn tham khảo bài viết sau!
>>Có thể bạn quan tâm:
—– Biểu hiện của bệnh lậu: 10+ dấu hiệu bạn không được bỏ qua
—– Sưng bao quy đầu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
—– Biểu hiện sùi mào gà ở họng và cách chữa trị an toàn
Bệnh lậu lây qua những con đường nào?
BỆNH LẬU CÓ LÂY KHÔNG?
Bệnh lậu được các chuyên gia xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến. Bệnh do tác nhân trực tiếp là vi khuẩn lậu cầu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Dù là nam giới hay nữ giới trong độ tuổi nào thì cũng đều có khả năng mắc bệnh lậu. Tuy nhiên, căn bệnh này thường bắt gặp nhiều nhất ở những người trẻ, độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi. Nó có thể gây ra những biến chứng như viêm nhiễm trực tràng, cơ quan sinh dục ngoài và vùng họng…
Vậy bệnh lậu lây qua những đường nào? Theo các chuyên gia, ngoài lây truyền qua đường tình dục, bệnh lậu còn lây truyền qua nhiều đường khác nhau. Ví dụ như lây truyền qua đường máu, đường từ mẹ sang con, do dùng chung đồ dùng cá nhân…
BỆNH LẬU LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG NÀO? ĐƯỜNG QUAN HỆ TÌNH DỤC KHÔNG AN TOÀN
Theo thống kê Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, tình dục không an toàn là con đường lây truyền phổ biến, và cũng là dễ dàng nhất của bệnh lậu. Đặc biệt, những người quan hệ không chung thủy với một bạn tình mà quan hệ với nhiều đối tượng thì nguy cơ nhiễm bệnh càng tăng cao.
Lúc này, vi khuẩn lậu cầu có thể xâm nhập vào cơ thể bạn qua đường tinh dịch, dịch nhày hoặc đường máu. Nếu hệ miễn dịch của bạn không đủ khả năng chống chọi lại sự tấn công của vi khuẩn lậu cầu thì bạn sẽ mắc bệnh lậu. Nếu không điều trị dứt điểm, khả năng bệnh tái phát hoặc biến chứng là rất cao.
LÂY TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON
Nếu người mẹ trong quá trình mang thai mắc bệnh lậu, thì khả năng vi khuẩn lậu cầu lây lan qua nhau thai đến thai nhi là rất cao. Lúc này thai nhi có thể bị vi khuẩn tấn công, gây ra những tổn thương bẩm sinh ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Vi khuẩn xuất hiện trong nước ối có thể kích thích gây sảy thai hoặc sinh non. Nếu người mẹ thành công sinh con, thì khi đi qua đường âm đạo, trẻ vẫn bị nhiễm lậu cầu khuẩn tại đây.
Cụ thể, vi khuẩn lậu cầu sẽ bám và mắt và da của trẻ, khiến trẻ vừa ra đời đã bị viêm da, viêm mắt dẫn tới mù mắt. Đây được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lên thai nhi.
LÂY TRUYỀN DO TIẾP XÚC VỚI MẦM BỆNH
Bạn có thể lây truyền bệnh lậu kiểu phơi nhiễm do vô tình tiếp xúc với mầm bệnh. Cụ thể như sau:
Dùng chung quần áo với người bệnh
Đây là con đường lây bệnh gián tiếp. Vi khuẩn lậu cầu có khả năng tồn tại trên quần áo bệnh nhân. Nếu bạn dùng chung quần áo với bệnh nhân, vi khuẩn sẽ di chuyển sang cơ thể bạn, sau đó xâm nhập trực tiếp vào bên trong qua các vết thương hở.
Những trường hợp cụ thể gồm: dùng chung đồ lót với người bệnh, giặt chung đồ với người bệnh, mua phải quần áo cũ mà người bệnh dùng…
Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh lậu
Vi khuẩn lậu có thể bám lên những đồ vật như cốc chén, bát đũa, bàn chải đánh răng… Nếu dùng chung những đồ vật này với người bệnh, vi khuẩn lậu sẽ dễ dàng đi vào niêm mạc miệng của bạn và gây bệnh.
Các trường hợp khác
Những công trình công cộng như vòi nước ở nhà vệ sinh công cộng, tay nắm cửa… đều có thể có vi khuẩn lậu cầu. Lúc này nếu sử dụng chúng, bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh gián tiếp.
BỆNH LẬU LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG MÁU
Nhận máu, truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm với người bị bệnh lậu cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bạn mắc bệnh lậu. Vì thế, bạn tuyệt đối không nên dùng chung bơm kim tiêm với người khác. Khi cần nhận máu, bạn cũng chỉ nên dùng nguồn máu đã kiểm định, không chứa vi khuẩn, virus gây bệnh. Điều này giúp bạn bảo vệ sức khỏe của chính mình.
BỆNH LẬU CÓ LÂY QUA ĐƯỜNG MIỆNG KHÔNG?
Bệnh lậu lây qua đường miệng như thế nào?
“Bệnh lậu có lây qua đường miệng không” hoặc “bệnh lậu có lây qua đường nước bọt không” là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Con đường này bao gồm cả quan hệ tình dục bình thường, quan hệ qua đường hậu môn và quan hệ qua đường miệng.
Do đó, khi bạn tiếp xúc với bộ phận sinh dục của người bệnh bằng miệng, vi khuẩn lậu hoàn toàn có thể lây lan sang miệng bạn. Lúc này nếu trên niêm mạc miệng có vết thương hở, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây bệnh lậu. Bên cạnh đó, việc hôn môi với người bị lậu ở miệng cũng khiến bạn gặp nguy cơ mắc bệnh lậu từ bạn tình.
Sau khi quan hệ tình dục bằng miệng một tuần, nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau thì có thể đã mắc bệnh lậu ở miệng:
– Mưng mủ tại amidan.
– Sưng đỏ niêm mạc miệng, xuất hiện vết lở loét.
– Toàn thân mệt mỏi, nổi mẩn, lên cơn sốt…
Các triệu chứng trên gần giống như viêm họng, do đó bạn cần lưu ý. Tốt nhất để tránh chủ quan, bạn nên đến cơ sở y tế kiểm tra và thăm khám ngay.
ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU NHƯ THẾ NÀO TẠI CƠ SỞ Ý TẾ?
Hiện nay tại cơ sở y tế, có những phương pháp điều trị bệnh lậu được áp dụng phổ biến sau:
Điều trị bằng thuốc
Với các trường hợp bệnh lậu mức độ nhẹ, ở giai đoạn mới phát bệnh, bệnh nhân thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh tây y. Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn, bác sĩ cũng khuyên bạn và bạn tình nên điều trị cùng nhau. Để việc điều trị bằng thuốc đạt hiệu quả cao, bạn cần tuân thủ những điều sau:
– Tuyệt đối nghe theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng liều, đúng thời điểm. Không tự ý mua thuốc, tự ý ngừng thuốc, nếu không có thể dẫn đến trường hợp vi khuẩn nhờn thuốc, khiến cho việc điều trị càng khó khăn hơn.
– Trong thời gian điều trị, cần kiêng quan hệ tình dục, hôn môi sâu hoặc tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác ở vị trí có vết thương hở.
Ngoài điều trị bằng thuốc tây y, một số cơ sở y tế còn kết hợp thuốc đông y trong điều trị bệnh. Thuốc đông y có thể giúp bạn khắc phục những hạn chế do thuốc tây đem lại. Nhờ đó, bệnh được phục hồi hiệu quả hơn. Điều trị lậu bằng thuốc Đông Tây y kết hợp hiện nay đang được áp dụng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.
LÀM SAO ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỆNH LẬU
Theo các chuyên gia, bạn nên áp dụng một lối sống lành mạnh với những nguyên tắc sau để phòng tránh bệnh lậu hiệu quả:
– Quan hệ tình dục chung thủy, một vợ một chồng. Nếu quan hệ với nhiều người, cần áp dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ.
– Không quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu hoặc nghi nhiễm mắc bệnh lậu.
– Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, bàn chải, đồ lót… với người khác.
– Hạn chế tối đa việc sử dụng các địa điểm công cộng như nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm công cộng…
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục.
– Nâng cao ý thức tìm hiểu và phòng ngừa bệnh lậu, đặc biệt đối với những người đồng tính, người hành nghề mại dâm…
Ngoài ra, bạn hãy thường xuyên cùng bạn tình đến các cơ sở y tế chuyên môn để khám nam khoa, phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần. Nhờ đó, bạn có thể sớm phát hiện bệnh và có biện pháp xử lý phù hợp.
Trên đây là những con đường lây truyền bệnh lậu phổ biến nhất và cách phòng ngừa, điều trị bệnh. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn trả lời được câu hỏi Bệnh lậu lây qua đường nào và tìm được phương pháp để đối phó với căn bệnh này