Đau buốt vùng kín – Nữ giới chớ nên coi thường
Ngày đăng: 17.10.2020
Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình
Đau buốt vùng kín là hiện tượng bất thường mà chị em đừng nên coi thường. Nó không chỉ gây ra khó chịu mà còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Đau buốt có thể xuất hiện khi chị em đi tiểu, khi tới tháng, đau buốt vùng kín sau sinh…. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết sau đây.
>>Xem thêm: Những dấu hiệu bạn cần kiểm tra vùng kín ngay
Đau buốt vùng kín là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm
Đau buốt khi đi tiểu
Đau buốt khi đi tiểu là triệu chứng phổ biến của các bệnh viêm đường tiết niệu bao gồm:
– Viêm bàng quang:
Nhiễm trùng ở bàng quang thường xuất phát do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và lây lan ngược dòng lên bàng quang. Một số nguyên nhân gây bệnh bao gồm: hệ miễn dịch suy giảm, hay nhịn tiểu, vệ sinh kém. Ngoài triệu chứng đau buốt vùng kín, người bệnh còn bị đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt.
– Viêm âm đạo:
Âm đạo bị nhiễm trùng gây ra viêm âm đạo cũng là nguyên nhân gây đau buốt khi đi tiểu do niêm mạc âm đạo bị tổn thương. Ngoài triệu chứng đó, thì người bệnh còn có các dấu hiệu khác như: ra nhiều khí hư có mùi hôi, ngứa ngáy vùng kín, âm thế đạo sưng tấy.
– Viêm đường tiết niệu:
Viêm đường tiết niệu khiến người bệnh đau buốt khi đi tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày, đau lưng, đau bụng dưới. Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn do có đường tiết niệu dài hơn nam giới.
Cách điều trị đau buốt vùng kín khi đi tiểu
Cách điều trị các bệnh lý trên chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh dạng đặt hoặc thuốc uống uống uống để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Đau buốt khi tới tháng
Đau buốt vùng kín khi tới tháng có nguy hiểm không?
Vùng kín đau buốt khi tới tháng là triệu chứng bất thường có thể cảnh báo những bệnh lý phụ khoa rất nguy hiểm. Cụ thể nếu nó kèm theo triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thì đây Có thể là biểu hiện của bệnh:
– Ung thư cổ tử cung
Đây là tình trạng các tế bào ở cổ tử cung phát triển quá mức kiểm soát hình thành khối u. Triệu chứng của bệnh bao gồm: chảy máu âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu khi quan hệ, đau buốt vùng kín, tiểu tiện bất thường.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư cổ tử cung là do nhiễm phải virus HPV. Đây là loại virus có thể lây nhiễm qua đường tình dục.
Bệnh ung thư cổ tử cung có thể điều trị bằng các biện pháp phẫu thuật, hoá trị hoặc hóa trị. Nếu không phát hiện kịp thời bệnh có thể thành hưởng đến khả năng sinh sản hoặc đe dọa tính mạng người bệnh.
– U xơ tử cung
U xơ tử cung là những khối u bất thường hình thành trong tử cung nhưng đa phần là lành tính. Các khối u có thể có nhiều kích thước và mọc ở nhiều vị trí khác nhau. Nếu khối u nhỏ thì có thể chỉ cần theo dõi. Tuy nhiên nếu khối u lớn gây ra các tác động tiêu cực, bác sĩ sẽ phải áp dụng các biện pháp thích hợp để loại bỏ u. Các biện pháp có được áp dụng là dùng thuốc để ức chế khối u phát triển hoặc phẫu thuật loại bỏ khối u.
– Lạc nội mạc tử cung.
Đây là tình trạng nội mạc tử cung được tìm thấy ở các bộ phận khác trên cơ thể. Đa phần các trường hợp lạc nội mạc tử cung phát triển ở buồng trứng, ống dẫn trứng, mặt sau cổ tử cung.
Ở mỗi vị trí xuất hiện, nó sẽ gây đau và chảy máu tại cơ quan đó. Đồng thời người bệnh cũng có các triệu chứng như:
- Đau khi tới kỳ hành kinh
- Đau khi quan hệ, khi đi tiểu n
- Gười mệt mỏi
- Táo bón tiêu chảy
Lạc nội mạc tử cung có thể gây biến chứng vô sinh hoặc ung thư, nếu nó xuất hiện ở buồng trứng ống vòi trứng.
Cách điều trị lạc nội mạc tử cung
Các biện pháp để điều trị lạc nội mạc tử cung bao gồm: dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Qua quá trình thăm khám và xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị thích hợp.
-
Điều trị bằng thuốc:
Các loại thuốc điều trị bao gồm thuốc giảm đau, liệu pháp hormone thay thế thế. Đây là biện pháp giúp người bệnh giảm đau và ngăn ngừa khối nội mạc phát triển. Biện pháp này chí có tác dụng điều trị tạm thời chứ không loại bỏ triệt để của khối nội mạc, do đó chúng vẫn có thể phát triển lại.
-
Điều trị bảo tồn:
Đây là phương pháp cắt bỏ một phần lạc nội mạc tử cung nhưng vẫn bảo toàn chức năng của tử cung và buồng trứng. Điều này giúp cho người bệnh vẫn có thể mang thai bình thường. Phương pháp này cũng giúp bệnh nhân giảm đau đau do lạc nội mạc tử cung gây ra. Người bệnh có thể lựa chọn phẫu thuật nội soi hoặc thông thường.
-
Điều trị vô sinh:
Trong trường hợp lạc nội mạc tử cung gây vô sinh, bác sĩ có thể thực hiện phương pháp điều trị là thụ tinh trong ống nghiệm.
Đau buốt vùng kín khi mang thai
Massage toàn thân để giảm đau buốt vùng kín một cách hữu hiệu
Đau buốt vùng kín khi mang thai là hiện tượng không hiếm gặp, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Phụ nữ mang thai có thể phải chịu những cơn đau trong một thời gian dài, ở nhiều mức độ khác nhau từ âm ỉ cho đến dữ dội.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thai nhi bắt đầu chúc đầu xuống để thuận lợi cho quá trình sinh nở. Việc này tác động nên vùng kín khiến chị em dễ bị đau buốt. Ngoài ra ra trong giai đoạn này hormone nội tiết tiết nhiều để vùng xương chậu, cổ tử cung giãn nở giãn nở ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, cũng khiến chị em dễ bị đau buốt.
Bên cạnh nguyên nhân kể trên thì việc đau buốt vùng kín ở phụ nữ mang thai cũng có thể do cơ thể bị thiếu canxi.
Còn nếu đau buốt vùng kín kèm theo các triệu chứng dưới đây thì là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa:
- Ngứa ngáy
- Nổi mụn
- Viêm loét ở vùng kín
- Âm đạo tiết nhiều khí hư có mùi hôi
- Tiểu buốt, tiểu rắt
Trong trường hợp này bạn nên đi khám bác sĩ để điều trị.
Cách điều trị đau buốt vùng kín
Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp phụ nữ mang thai xử lý cơn đau buốt vùng kín của những tháng cuối thai kỳ:
-
Nằm nghiêng bên trái cùng với gối bầu
Thai phụ có thể nằm nghiêng sang bên trái để giảm cơn đau buốt. Tư thế này bài rất thích hợp đối với sự phát triển của thai nhi mà gây ra sức ép ít nhất cho bà bầu. Nó hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động tốt, đồng thời tư thế này cũng giúp thận bài tiết các chất thải ra ngoài, tránh gây tích tụ trong cơ thể. Kể từ đó thai phụ sẽ giảm nguy cơ phù nề và đau nhức.
Cùng với việc nằm nghiêng, bạn cũng nên sử dụng gối bầu kê bụng và lưng. Biện pháp này giúp chị em thêm thoải mái, giảm đau buốt và có giấc ngủ ngon hơn
-
Chườm ấm để giảm đau
Biện pháp tiếp theo là chườm ấm. Sức nóng của nước ấm sẽ giúp tạo ra cảm giác thư giãn, làm dịu cơ bắp, giảm đau rất hiệu quả. Khi bị đau buốt chị em có thể sử dụng túi chườm ấm đặt trực tiếp lên vùng bị đau.
-
Massage cơ thể
Massage là biện pháp vô cùng hiệu quả để giảm đau. Phụ nữ mang thai có thể nhờ chồng thực hiện các bài massage toàn thân. Nó không chỉ giúp lưu thông máu mà còn giải phóng hormone endorphin giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên bạn nên chú ý không massage quá mạnh vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
-
Tập thể dục
Cuối cùng bạn có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng để cơ thể giải phóng endorphin, giúp giảm đau hiệu quả. Endorphin là hormone có tác dụng tương tự như giảm đau tự nhiên, giúp làm giảm các cơn đau buốt.
Ngoài ra tập thể dục cũng giảm bớt căng thẳng lo âu. Phụ nữ mang thai rất nên đi bộ hoặc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng. Chúng vừa giúp lưu thông máu, giảm đau vừa giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
>>Xem thêm: Cách điều trị viêm nhiễm phụ khoa ở nhà có thực sự hiệu quả không?
Đau buốt vùng kín sau sinh
Đau buốt vùng kín sau sinh chữa trị như thế nào?
Phụ nữ sau sinh cũng thường bị đau buốt vùng kín. Nguyên nhân của tình trạng này ngày thường do chị em phải rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh. Tầng sinh môn là vị trí rất gần với đường tiết niệu, vì vậy khi đi tiểu chị em dễ bị đau buốt. Nước tiểu có nhiều chất độc hại sẽ tác động đến vùng tổn thương gây ra cơn đau buốt ở cửa mình.
Ngoài nguyên nhân trên thì việc âm đạo bị co giãn quá mức trong khi sinh con cũng gây ra đau buốt vùng kín. Tình trạng này có thể kéo dài cho đến khi âm đạo hồi phục trở lại.
Cách giảm ê buốt vùng kín sau sinh
Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp chị em giảm đau buốt sau sinh:
-
Chườm đá
Chườm đá là biện pháp giảm đau vô cùng hiệu quả nhiệt. Độ lạnh sẽ gây tê liệt tạm thời các dây thần kinh và làm dịu cơn đau.
Để thực hiện biện pháp này, bạn hãy cho đá vào tủ vải dày hoặc túi chuyên dụng để chườm đá. Sau đó đặt vào trong một túi ni lông để tránh nước chảy ra ngoài. Tiếp theo bạn chườm lên vùng bị đau từ 10 đến 15 phút. Chú ý không đặt trực tiếp là lên vùng kín thì có thể gây bỏng lạnh
-
Hạn chế quan hệ tình dục
Sau sinh chị em nên kiêng quan hệ từ 2 đến 3 tháng. Đây là thời gian cần thiết để âm đạo, tử cung cũng như vết khâu tầng sinh môn phục hồi hoàn toàn. Nếu quan hệ quá sớm khi vết thương chưa hồi phục hoàn toàn, chị em rất dễ bị đau buốt. Ngoài ra quan hệ quá sớm còn tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa
-
Ngâm vùng kín với nước nóng
Cùng với việc chườm nóng thì ngâm mình trong nước ấm cũng là biện pháp giảm đau rất hiệu quả. Bạn có thể ngồi hoặc nằm trong bồn tắm từ 15 đến 20 phút. Bạn cũng có thể cho thêm một chút, dấm táo vào để diệt khuẩn. Lưu ý biện pháp này có thể khiến vi khuẩn lây lan ngược sâu vào trong tử cung. Do đó chị em tuyệt đối không được thực hiện nếu đang bị viêm nhiễm phụ khoa
-
Mặc đồ lót thoải mái
Nếu bị đau buốt vùng kín, chị em nên chọn quần lót và quần áo ở nhà thật rộng rãi, thoải mái. Không nên khiến vùng kín bí bách khó chịu hơn bởi những chiếc quần chật chội.
-
Bài tập Kegel giúp đau buốt vùng kín
Biện pháp cuối cùng giúp chị em giảm đau buốt vùng kín sau sinh là tập Kegel. Đây là bài tập tác động đến cơ mu cụt, làm khỏe vùng xương chậu giúp các cơ vùng kín tăng sự đàn hồi. Biện pháp này chị em không chỉ giảm đau buốt vùng kín mà thu hẹp âm đạo hiệu quả.
Tập Kegel bằng cách siết chặt cơ mu cụt (là cơ kiểm soát việc nín tiểu) trong 5 giây, thả lỏng 3 giây, rồi tiếp tục thiết chặt trong 5 giây. Khi đã thực hiện quan, bạn có thể tăng thời gian siết cơ lên 10 giây.
Như vậy hiện tượng đau buốt vùng kín có thể xuất hiện khi đi tiểu, khi tới chu kỳ kinh nguyệt, sau sinh. Mỗi trường hợp này lại do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Vì vậy khi bị đau buốt vùng kín bất thường, chị em nên chú ý để xử lý kịp thời. Hy vọng những thông tin trên do các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cung cấp đã giúp chị em hiểu rõ nguyên nhân gây đau buốt vùng kín và cách điều trị thích hợp.
>>Xem thêm: Tổng quan thẩm mỹ vùng kín