Đốt viêm lộ tuyến: khi nào cần đốt, chi phí bao nhiêu, chăm sóc như thế nào?

Ngày đăng: 7.03.2024

Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình

Viêm lộ tuyến là một bệnh lý phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bệnh có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng mang thai trong tương lai của nữ giới (và cả sinh hoạt thường ngày).

Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là tiến hành phẫu thuật ngoại khoa, trong đó đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là một phương pháp được nhiều chị em lựa chọn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đốt viêm lộ tuyến, khi nào người bệnh cần đốt, chi phí đốt

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên, Bs. CKI với 30 năm kinh nghiệm. Hiện, bác sĩ đang công tác tại phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội.

Viêm lộ tuyến là gì?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý gây ra do tổn thương lành tính các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phát triển và xâm lấn ra bên ngoài, tổn thương cổ tử cung (do đó còn gọi là lộ tuyến).

Hình ảnh nhận biết viêm lộ tuyến cổ tử cung

Các tuyến này đóng vai trò tiết dịch nhầy, khi bị lộ ra dễ bị vi khuẩn, nấm… xâm nhập gây viêm nhiễm. Khi bị viêm bệnh sẽ ảnh hưởng bất tiện tới sinh hoạt của người bệnh (do cảm giác đau ở vùng kín), nếu bệnh có thời gian phát triển, chúng sẽ gây đau hơn, kích thước cũng lớn hơn và sẽ cản trở tinh trùng tiếp cận tử cung, từ đó khiến nữ giới khó mang thai, thậm chí vô sinh.

Đốt viêm lộ tuyến là gì?

Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến hiện nay trong việc điều trị bệnh. Phương pháp hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng nhiệt để loại bỏ các vùng tế bào bị tổn thương, từ đó chấm dứt các triệu chứng của bệnh.

Phương pháp đốt Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Hiện tại, các phương pháp đốt viêm lộ tuyến bao gồm

  • Đốt điện: sử dụng dòng điện tần số cao để phá hủy các tế bào bị tổn thương
  • Đốt Laser: sử dụng tia laser (tia sáng có mức năng lượng cao) để tiêu diệt các vùng tuyến lấn ra bên ngoài.
  • Phương pháp sóng cao tần RFA: là phương pháp hiện đại, đang đàn phổ biến ở Hoa Kỳ cũng như các nước phát triển. Phương pháp này có ưu điểm là hạn chế xâm lấn, thực hiện nhanh, hạn chế nguy cơ tái phát và nhiễm trùng hậu phẫu thuật.

Khi nào người bệnh phải đốt viêm lộ tuyến?

Việc đốt viêm lộ tuyến phụ thuộc vào mức độ tổn thương của bệnh. Nếu người bệnh ở mức độ một, triệu chứng và tổn thương chưa nghiêm trọng thì không cần phải đốt. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển thành mức độ 2, thậm chí là 3 thì đốt viêm lộ tuyến sẽ là một trong những phương pháp điều trị được chỉ định. Cụ thể:

Mức độ 1:

Diện tích tổn thương nhỏ hơn 30%, ở giai đoạn này, các dấu hiệu không quá rõ ràng nên nhiều chị em thường bỏ qua. Nếu có, nó sẽ là:

  • Xuất hiện khí hư bất thường, nhất là không trong kỳ kinh
  • Khí hư có màu trắng đục, vàng hoặc xanh;
  • Khí hư có mùi hôi tanh
  • Ngứa âm đạo khi tiết khí hư

Ở mức độ này, người bệnh ít phải điều trị, nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhằm ức chế sự phát triển của lộ tuyến.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 1

Mức độ 2:

Khi diện tích tổn thương từ 50 – 70% nghĩa là người bệnh đã bước sang giai đoạn hai. Ở giai đoạn này, chỉ có thăm khám và điều trị kịp thời mới có thể trị khỏi bệnh. Các triệu ở mức độ hai giống với các triệu chứng ở giai đoạn đầu nhưng rõ ràng hơn. Ngoài ra, chị em còn có thể gặp phải triệu chứng đau rát và chảy máu vùng kín sau khi quan hệ.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 2

Trong giai đoạn này, việc can thiệp ngoại khoa là phương pháp phù hợp nhất để điều trị bệnh. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà mà nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Mức độ 3:

Nếu người bệnh không kịp thời điều trị bệnh khi mới ở mức độ 1, hai thì bệnh sẽ tiến triển thành mức độ ba. Diện tích tổn thương trên 70%, và có nguy cơ cao hình thành các biến chứng như: viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, thậm chí là ung thư cổ tử cung.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 3

Các dấu hiệu của bệnh bao gồm:

  • Đau và chảy máu khi quan hệ tình dục
  • Khí hư nhiều hơn bình thường, màu sắc khác lạ, có mùi hôi
  • Xuất huyết âm đạo bất thường nhưng không phải trong kỳ kinh
  • Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, sốt
  • Đau thắt bụng nhưng không phải trong kỳ kinh
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Suy giảm ham muốn quan hệ tình dục

Bác sĩ Duyên cho hay, việc điều trị bệnh ở mức độ 3 vô cùng khó khăn và tốn kém, thậm chí nếu bệnh hình thành các biến chứng (viêm tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung…) sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai của nữ giới. Do đó, chị em nên chú ý và thăm khám kịp thời, sớm điều trị bệnh ở mức độ 1 và 2. Tuyệt đối không nên chần chừ hoặc tự điều trị, vì như thế sẽ tạo điều kiện cho bệnh nặng hơn.

Chân dung bác sĩ Tạ Hồng Duyên

Chi phí đốt viêm lộ tuyến hết bao nhiêu?

Đốt viêm lộ tuyến là phương pháp thường được sử dụng trong điều trị viêm lộ tuyến, vậy chi phí đốt viêm lộ tuyến hết bao nhiêu? Theo bác sĩ Duyên, chi phí đốt viêm lộ tuyến không cố định và phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Chi phí thăm khám ban đầu

Là mức phí mà mọi người bệnh đều phải chi trả khi đi thăm khám. Việc thăm khám ban đầu sẽ giúp bác sĩ xác định bước đầu liệu người bệnh có mắc phải viêm lộ tuyến hay không? Người bệnh có mắc thêm các loại bệnh khác không?…

Mức phí khám ban đầu được quy định là không quá cao.

Chi phí xét nghiệm và chẩn đoán

Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết để xác định mức độ bệnh, diện tích tổn thương, các loại bệnh khác (nếu nghi ngờ)…

Đối với viêm lộ tuyến, có hai phương pháp được chỉ định là:

  • Siêu âm đầu dò: siêu âm bằng đầu dò giúp xác định chính xác tình trạng và mức độ bệnh.
  • Xét nghiệm dịch âm đạo: lấy mẫu dịch âm đạo mang đi xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Tổng hợp kết quả khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu nhận thấy cần đốt, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về mức phí đốt và các thủ tục cần thiết.

Mức phí xét nghiệm thường cố định, nhưng trong một vài trường hợp, nếu bác sĩ nhận thấy người bệnh có thể mắc phải một số căn bệnh khác thì sẽ tư vấn người bệnh xét nghiệm nước tiểu, sinh thiết… Và do đó, mức phí xét nghiệm sẽ tăng thêm. Một vài căn bệnh yêu cầu người bệnh điều trị trước khi đốt, do đó làm tăng thêm tổng chi phí đốt viêm lộ tuyến.

Mức độ bệnh

Mức độ bệnh cũng ảnh hưởng đến chi phí đốt, bởi diện tích tổn thương giữa hai mức độ là không giống nhau. Thêm nữa, bệnh ở mức độ 3 còn có thể kéo theo các biến chứng nguy hiểm, những biến chứng này cũng cần phải được điều trị. Do đó, bác sĩ Duyên luôn khuyến khích bạn đọc và chị em phụ nữ nên thăm khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh, việc điều trị từ sớm giúp giảm thiểu chi phí đi đáng kể, đồng thời không gây hại nhiều đến sức khỏe sau này.

Phương pháp đốt

Đối với đốt viêm lộ tuyến, có ba phương pháp đốt là đốt điện và đốt Laser và sóng cao tần RFA. Mỗi phương pháp lại có mức chi phí khác nhau, cũng như ưu nhược điểm riêng. Ví dụ đốt Laser có tác dụng kích thích các mô mềm tái tạo trở lại, sóng cao tần RFA thực hiện nhanh, hạn chế tái phát và nhiễm trùng hậu phẫu thuật.

Tùy vào tình trạng và mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp đốt phù hợp. Do đó, bạn nên lắng nghe tư vấn của bác sĩ về phương pháp điều trị bệnh và chia sẻ những mong muốn của mình để cùng tìm ra phương pháp phù hợp.

Cơ sở đốt

Cơ sở y tế khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau. Lời khuyên đưa ra là người bệnh nên lựa chọn những địa chỉ y tế uy tín, trang thiết bị hiện đại, được Sở cấp phép hoạt động. Những nơi này mức phí có thể cao hơn một chút so với các địa chỉ nhỏ lẻ, nhưng đảm bảo an toàn, hạn chế các biến chứng như nhiễm trùng, để lại sẹo, chảy nhiều máu…

Đốt viêm lộ tuyến có đau không?

Một trong những e ngại khác của chị em khi nói đến đốt viêm lộ tuyến là… sợ đau. Trên thực thế, việc đốt viêm lộ tuyến không hề đau như bạn vẫn tưởng, bởi khi thực hiện, bác sĩ sẽ gây tê nên người bệnh không hề cảm thấy đau trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng thì bạn có thể cảm thấy khó chịu và hơi tức ở cổ tử cung. Tình trạng này có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày sau phẫu thuật.

Việc đốt tại cơ sở y tế uy tín sẽ hạn chế tình trạng bị nhiễm trùng do dụng cụ thực hiện được sát khuẩn, phòng phẫu thuật được vô trùng.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn có khả năng bị nhiễm trùng trong giai đoạn phục hồi vì vấn đề chăm sóc vùng đốt và vệ sinh cá nhân. Nếu có dấu hiệu đau nghiêm trọng, máu ra nhiều, đau bụng kéo dài, sốt cao… thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được và đưa ra phương án khắc phục kịp thời.

Vì sao người bệnh dễ bị tái phát sau khi đốt viêm lộ tuyến?

MỘt trong những vấn đề mà chị em nên quan tâm là tình trạng tái phát của bệnh sau khi đốt. Nguyên do của tình trạng này là:

  • Lạm dụng thuốc kháng sinh: có nhiều trường hợp bị viêm lộ tuyến sau khi đốt, do ngại đi khám mà các chị em sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà nhiều lần. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh gây mất cân bằng độ Ph trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập.
  • Không tuân thủ phác đồ điều trị: tùy diện tích tổn thương mà chị em có thể phải đốt nhiều lần. Nhiều người chủ quan nghĩ rằng đốt một lần, các triệu chứng gần như biến mất nên không cần phải điều trị tiếp mà tự ý mua thuốc kháng sinh về sử dụng. Tuy nhiên, quá trình đốt gây tổn thương âm đạo, cộng thêm viêm lộ tuyến chưa được điều trị triệt để sẽ khiến bệnh tái phát trở lại (thường sau 1 – 2 tháng) với các triệu chứng nặng hơn ban đầu.
  • Quan hệ tình dục lại sau khi đốt: đốt viêm lộ tuyến sẽ gây tổn thương nặng nề đến âm đạo, do đó người bệnh cần kiêng quan hệ ít nhất 8 tuần, nếu không, việc quan hệ lại có thể khuếch rộng tổn thương, khiến bệnh tái phát.
  • Không chú ý chăm sóc, hoặc chăm sóc sai cách: thời gian sau khi đốt là khoảng thời gian âm đạo tổn thương, sức khỏe người bệnh suy yếu. Lúc này, chị em sẽ xuất hiện các hiện tượng chảy máu và tiết dịch vàng. Nếu không chăm sóc đúng cách, tình trạng này sẽ kéo dài, cổ tử cung hồi phục lâu dẫn đến khả năng tái phát viêm lộ tuyến cao.
  • Không vệ sinh kỹ, hoặc vệ sinh sai cách: triệu chứng thường gặp trong quá trình hồi phục là chảy máu và dịch bất thường. Người bệnh cần chú ý vệ sinh kỹ càng, giữ cho âm đạo khô thoáng. Vệ sinh kém hoặc thụt rửa sâu khiến âm đọa trầy xước, vùng kín ẩm ướt. Cả hai tình trạng này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến tái viêm nhiễm.

Sau đốt viêm lộ tuyến nên chăm sóc sức khỏe như thế nào để khỏi nhanh hơn?

Thực phẩm cần kiêng

Sau đốt tuyến, bệnh nhân cần kiêng những thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay, nóng, chua
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ (món chiên, xào, lẩu…)
  • Nước uống có gas hoặc chất kích thích như bia rượu, cà phê…
  • Các loại thức ăn hải sản như cá biển, tôm, cua, mực…

Thực phẩm nên ăn

Các loại thực phẩm người bệnh sau khi đốt tuyến nên ăn là:

  • Chất xơ: có nhiều trong rau, củ, quả và trái cây
  • Các loại thức ăn mềm, nhẹ, dễ tiêu hóa
  • Các loại cá giàu acid béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu…)
  • Các loại thực phẩm giàu đạm (ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt bò, gan…)
  • Sữa chua không đường để bổ sung các vi khuẩn có lợi
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Chế độ nghỉ ngơi, luyện tập

  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày, không thụt rửa sâu mà rửa qua bề mặt âm đạo bằng dung dịch vệ sinh cho nữ
  • Lau khô sau khi vệ sinh bằng khăn sạch, không lau từ sau ra trước
  • Mặc quần lót thoáng mát, vừa vặn
  • Không tắm bồn hay ngâm mình lâu trong nước
  • Tránh các hoạt động mạnh như đạp xe, bơi lội, khiêng vác
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 8 tuần

Đốt viêm lộ tuyến có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Theo bác sĩ Duyên, đốt viêm lộ tuyến gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và vệ sinh sau khi đốt, nhất là quan hệ tình dục.

Quá trình đốt viêm lộ tuyến gây tổn thương cho âm đạo và tử cung. Do đó, nếu người bệnh quan hệ khi những vết thương này chưa lành có thể khiến cổ tử cung tổn thương nhiều hơn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai.

Sau khi hồi phục, tử cung có thể hình thành các xơ sẹo và làm ảnh hưởng tới khả năng thụ thai. Bởi một số trường hợp các xơ sẹo có thể gây ứ đọng máu kinh, làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng, từ đó giảm khả năng thụ thai của nữ giới. Các sơ sẹo này hình thành do người bệnh đốt tuyến tại cơ sở y tế không an toàn, không chăm sóc tốt trong thời kỳ nghỉ ngơi, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và quan hệ tình dục ngay sau khi đốt.

Trên đây là bài viết Đốt viêm lộ tuyến: khi nào cần đốt, chi phí bao nhiêu, chăm sóc như thế nào của bác sĩ Duyên. Hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp chị em giải đáp được những thắc mắc xoay quanh phương pháp đốt viêm lộ tuyến.

Nếu chị em có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ hotline 0332.358.909 (Tổng đài trực 24/24) hoặc tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được các bác sĩ tư vấn miễn phí chi tiết nhất nhé.

chat ngay