Lạc nội mạc tử cung là gì? Thực phẩm nào hỗ trợ giảm tình trạng bệnh?

Ngày đăng: 25.01.2024

Tư vấn y khoa: Bs Nguyễn Kiếm

Lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ trong khoảng độ tuổi từ 30 đến 40. Bệnh không đe dọa tính mạng nhưng nếu không phát hiện sớm và không can thiệp điều trị kịp thời rất dễ gây vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới. Vậy, lạc nội mạc tử cung là gì? Nguyên nhân và triệu chứng ra sao? Mời bạn đọc tiếp tục tìm hiểu qua bài viết này.

Giáo sư Krina Zondervan, Đồng Giám đốc Trung tâm Lạc nội mạc tử cung CaRe và Trưởng Khoa Sức khỏe Phụ nữ & Sinh sản Nuffield, Đại học Oxford đã công nhận Lạc nội mạc tử cung là một vấn đề lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của phụ nữ. Nghiên cứu này bao gồm việc phân tích DNA của hơn 60.000 phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung trên toàn thế giới, với sự hợp tác chưa từng có của 25 nhóm học thuật. Nghiên cứu đã cung cấp rất nhiều kiến thức mới về di truyền gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung, điều này sẽ giúp cộng đồng nghiên cứu nỗ lực đưa ra các phương pháp điều trị mới và có thể là những cách mới để chẩn đoán căn bệnh này, mang lại lợi ích cho hàng triệu phụ nữ trên toàn thế giới.

Báo cáo đầy đủ: ‘The genetic basis of endometriosis and comorbidity with other pain and inflammatory conditions‘, is published in Nature Genetics

  1. Tổng quan bệnh lạc nội mạc tử cung

1.1. Lạc nội mạc tử cung là gì?

Thông thường, trong hệ thống sinh sản của phụ nữ có một lớp niêm mạc tử cung phủ bên trong tử cung. Nếu phát hiện niêm mạc tử cung di chuyển khỏi vị trí bình thường – tình trạng này được gọi là “lạc nội mạc tử cung”. Các mô lạc có chức năng tương tự giống niêm mạc tử cung. Đến kỳ kinh nguyệt, các mô này dày lên đáng kể.

Lạc nội mạc tử cung là gì

Nói cách khác, đây là tình trạng các mô giống như niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài hoặc trong tử cung. Thường xuất hiện trên các cơ quan nằm trong khung chậu hoặc khoang bụng. Các khối u lạc nội mạc tử cung có khả năng sưng và gây chảy máu. Tương tự như quá trình hoạt động của niêm mạc tử cung dẫn đến hiện tượng chảy máu trong khung chậu và đau bụng khi có kinh nguyệt.

1.2. Phân loại lạc nội mạc tử cung

Bệnh được phân thành 4 thể, được phân loại thành hai nhóm. Một nhóm gồm: Lạc nội mạc tử cung ở lớp vách trực tràng và âm đạo, Lạc nội mạc tử cung vào buồng trứng và lạc nội mạc tử cung vào phúc mạc. Nhóm thứ hai là lạc nội mạc tử cung vào cơ tử cung.

"Phân

  • Thể thứ nhất: Lớp lạc nội mạc tử cung nằm tại màng lót ổ bụng, còn được gọi là lạc nội mạc tử cung phúc mạc. Đây là dạng phổ biến nhất. Vết thương thường xuất hiện trên màng bụng tạo thành một lớp mỏng che phủ bề mặt bên trong ổ bụng, các cơ quan bên trong và khoang chậu.
  • Thể thứ hai: Lớp lạc nội mạc tử cung ghép trên buồng trứng hình thành bọc máu kinh trong buồng trứng. Có tên gọi khác là là “nang lạc nội mạc tử cung” hay “u nang nội mạc tử cung (tổn thương buồng trứng). Các u nang đen màu, chứa nhiều chất lỏng, thường hình thành sâu trong buồng trứng của bệnh nhân. Những u này có thể gây tổn thương cho các mô lành xung quanh.
  • Thể thứ ba: Lạc nội mạc tử cung nằm trong vách của trực tràng và âm đạo, tạo ra một lớp dày giữa ống âm đạo và ống hậu môn. Khi đến kỳ kinh nguyệt, có thể gây ra chảy máu và dần dần hình thành sẹo xơ, gây đau khi quan hệ tình dục.
  • Thể thứ tư: Lạc nội mạc tử cung vào cơ tử cung, được gọi là bệnh tuyến cơ tử cung. Cơ chế hình thành và các biến chứng liên quan đến lạc nội mạc tử cung này khác với những trường hợp khác.
  1. Triệu chứng lạc nội mạc tử cung là gì?

Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung ở các bệnh nhân không hoàn toàn giống nhau. Một số  chị em chỉ cảm nhận được triệu chứng nhẹ, trong khi số khác có thể gặp các dấu hiệu bệnh từ trung bình đến nặng. Do vị trí xuất phát của lạc nội mạc tử cung có thể khác nhau nên biểu hiện của bệnh cũng sẽ khác nhau. Thông thường, dòng máu kinh trào qua ổ bụng và chảy vào vùng thấp nhất của cơ thể phụ nữ, tạo nên lạc nội mạc tử cung trong khu vực chậu. Tuy nhiên, cũng có những tình huống tế bào nội mạc tử cung theo dòng máu và di chuyển lên cao hơn.

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung là gì?:

2.1. Đau

"Triệu

Một triệu chứng chính thường xuyên là cảm giác đau theo chu kỳ kinh nguyệt. Theo thời gian, cơn đau không còn diễn ra theo chu kỳ kinh nữa mà trở thành đau không đặc trưng, không xác định vị trí cụ thể. Đau là triệu chứng 90% phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung. Cụ thể:

  • Đau ruột, đau mạn tính ở vùng lưng dưới và xương chậu.
  • Đau trong hoặc sau quan hệ tình dục: Đau này thường được mô tả là một cảm giác “sâu”, khác biệt so với đau ở phía ngoài âm đạo khi tiếp xúc với dương vật.
  • Đau khi tiểu tiện hoặc đại tiện trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong một số trường hợp hiếm, có thể xuất hiện máu trong phân hoặc nước tiểu.
  • Đau chân: Lạc nội mạc tử cung có thể tác động đến các dây thần kinh kết nối với háng, hông và chân, gây khó khăn khi đi lại và có thể dẫn đến việc đi khập khiễng hoặc cần nghỉ ngơi thường xuyên.

2.2. Xuất huyết bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt

Người bệnh gặp vấn đề về tiêu hóa là triệu chứng lạc nội mạc tử cung phổ biến. Chị em thường xuyên tiêu chảy, táo bón, đầy bụng hoặc buồn nôn,… Đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu lớp lạc nội mạc tử cung nằm ở vị trí không bình thường (trong phổi hoặc dạ dày), người bệnh có thể ói hoặc ho ra máu vào thời kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Ở trường hợp khác, lạc nội mạc tử cung di chuyển lên não gây choáng váng mỗi khi chảy máu ở chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, các tình huống như vậy là rất hiếm.

Xuất huyết bất thường
Xuất huyết bất thường

2.3. Đau khi quan hệ tình dục

Khối lạc nội mạc tử cung nằm trong vách âm đạo có thể gây đau khi quan hệ tình dục. Triệu chứng này chiếm khoảng 70% trong số các trường hợp mắc bệnh.

2.4. Tiểu tiện và đại tiện khó khăn

Nguyên nhân triệu chứng này xuất phát từ việc các khối u lạc nội mạc tử cung chèn ép lên buồng trứng. Chúng cũng tạo áp lực lên bàng quang khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần. U lạc nội mạc tử cung cũng chèn ép vào trực tràng, gây khó khăn khi đại tiện. Dấu hiệu nguy hiểm nhất là máu xuất hiện khi đi tiểu.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên đều đặn theo chu kỳ, 99% chị em có nguy cơ mắc bệnh. Cần đến ngay cơ sở y tế sản phụ khoa uy tín để được điều trị càng sớm càng tốt.

  1. Hình ảnh u lạc nội mạc tử cung

3.1. Hình ảnh u lạc nội mạc tử cung qua 4 giai đoạn bệnh

Hình ảnh lạc nội mạc tử cung có sự thay đổi rõ rệt thông qua bốn giai đoạn phát triển của bệnh. Ở hai giai đoạn đầu khi bệnh còn nhẹ, chưa xuất hiện u lạc nội mạc tử cung.

  • Giai đoạn I (rất nhẹ): Một số mô cấy nhỏ xuất hiện trên cơ quan hoặc mô phủ khu vực chậu/bụng. Sẹo ít hoặc không xuất hiện.
  • Giai đoạn II (nhẹ): Có nhiều mô cấy hơn so với giai đoạn 1, nằm sâu hơn trong mô và có thể có một số mô sẹo.
  • Giai đoạn III (trung bình): Nhiều mô cấy sâu, xuất hiện u lạc nội mạc tử cung và mô sẹo xung quanh buồng trứng hoặc vòi tử cung.
  • Giai đoạn IV (nặng): Đây là giai đoạn lan rộng nhất. Các mô cấy sâu và kết dính dày kèm mô sẹo dính xung quanh vòi tử cung, giữa tử cung hoặc buồng trứng và phần dưới của ruột.

Phân loại giai đoạn của lạc nội mạc tử cung không phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng. Ví dụ, mặc dù bệnh ở giai đoạn I có thể gây ra đau đớn, nhưng một số phụ nữ ở giai đoạn IV có thể không có bất kỳ triệu chứng nào.

3.2. Hình ảnh u lạc nội mạc tử cung trên siêu âm

Hiện nay, có hai phương pháp chính để bác sĩ chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Đó là chụp cộng hưởng từ hoặc siêu âm lạc nội mạc tử cung. Siêu âm lạc nội mạc tử cung thông qua đầu dò âm đạo đã mang lại nhiều ưu điểm so với các công cụ hình ảnh khác. Siêu âm có khả năng phát hiện lạc nội mạc tử cung với độ chính xác cao.

Hình ảnh siêu âm
Hình ảnh siêu âm lạc nội mạc tử cung

Vị trí của mô càng dễ quan sát khi lượng mô tăng lên. Mặc dù kích thước tổn thương càng lớn, hình ảnh siêu âm trông sẽ càng tối (đen) so với mô bình thường xung quanh. Chỉ cần vài milimet mô lạc nội mạc tử cung trong cơ thể là đã có thể chẩn đoán được. Tất cả nhờ vào tiến bộ trong kỹ thuật siêu âm và sự chuyên nghiệp của chuyên gia chẩn đoán hình ảnh.

  1. Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung là gì?

HIện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây lạc nội mạc tử cung. Các nhà nghiên cứu đều đồng thuận rằng lạc nội mạc tử cung có thể xuất phát từ một số yếu tố sau:

4.1. Dòng kinh chảy ngược

Đây được coi là nguyên nhân gây bệnh lạc nội mạc tử cung chủ yếu. Mô kinh nguyệt trôi ngược qua ống dẫn trứng, lắng đọng trên các cơ quan trong vùng chậu, sau đó phát triển và sinh sôi. Trong giai đoạn kinh nguyệt, máu kinh chứa niêm mạc tử cung không thoát ra bên ngoài mà ngược lại vào buồng trứng, di chuyển theo ống dẫn trứng lên và vào xoang chậu. Những nội mạc này sẽ gắn kết lên bề mặt các cơ quan trong xoang chậu và tạo nên một khung xương chậu. Tại đây, chúng tích tụ và ngày càng trở nên dày đặc, gây ra hiện tượng chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

4.2. Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền

Bởi vì bệnh có đặc điểm di truyền nên có khả năng được kế thừa thông qua gen. Người mẹ từng bị lạc nội mạc tử cung thì tỉ lệ con cái sinh ra sau này cũng cao hơn so với bình thường.

4.3. Vấn đề về hệ thống miễn dịch

Nếu hệ miễn dịch gặp sự cố, nó sẽ không nhận diện và loại bỏ các mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung.

4.4. Nội tiết tố

Hormone estrogen tăng cao là nguyên nhân tiềm ẩn của lạc nội mạc tử cung. Sự biến đổi của tế bào phúc mạc và tế bào phôi xuất hiện khi một loại hormone nào đó hoặc yếu tố miễn dịch khuyến khích. Dẫn đến sự chuyển đổi của tế bào màng phúc mạc thành tế bào nội mạc tử cung. Trong giai đoạn dậy thì, dưới tác động của hormone nữ giới như estrogen, tế bào phôi thai có thể chuyển đổi thành tế bào nội mạc tử cung.

4.5. Di chứng của cuộc phẫu thuật

Các thủ thuật ở vùng bụng như mổ lấy thai hoặc cắt bỏ tử cung có thể dẫn đến việc hình thành và phát triển các mô nội mạc tử cung. Sau phẫu thuật mổ lấy thai, buồng trứng, tử cung đều sẽ để lại sẹo. Tại vết mổ và sẹo là vị trí lí tưởng nội mạc tử cung bám vào. Từ đó, chị em mắc lạc nội mạc tử cung do mạch máu và dịch mô ở vị trí này phát triển.

  1. Lạc nội mạc tử cung nguy hiểm như thế nào?

5.1. Gây vô sinh – hiếm muộn

Khoảng 40% phụ nữ gặp khó khăn trong việc thụ tinh khi được chẩn đoán mắc lạc nội mạc tử cung. Các nhà nghiên cứu cho rằng, tình trạng viêm nhiễm do lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nội tinh hoặc tinh trùng, làm giảm khả năng di chuyển của chúng. Ngoài ra, viêm nhiễm còn có thể dẫn đến tắc nghẽn ống tử cung, gây trở ngại cho quá trình thụ tinh.

5.2. Lo âu, trầm cảm, căng thẳng

Không chỉ vậy, cơn đau từ lạc nội mạc tử cung còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số phụ nữ phải đối mặt với cơn đau đến mức gây ra trạng thái trầm cảm, lo lắng. Nhiều người buộc phải nghỉ làm, nghỉ học mỗi kỳ kinh nguyệt. Thậm chí cần đến các liệu pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần. Tạo mô sẹo và kết dính (loại mô có khả năng liên kết các cơ quan với nhau). Mô sẹo này là nguyên nhân gây đau vùng chậu và khiến người bệnh khó có thai.

 

 

5.3. Suy giảm hệ miễn dịch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa lạc nội mạc tử cung và một số vấn đề sức khỏe khác như:

  • Hen suyễn, dị ứng và nhạy cảm với hóa chất.
  • Nguy cơ mắc đa xơ cứng, bệnh lupus ban đỏ và một số loại suy giáp.
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính và đau cơ xơ hóa.
  • Gây viêm (sưng tấy) và đau bụng, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.
  • Gây ra các vấn đề liên quan đến ruột và bàng quang.

5.4. Tăng nguy cơ ung thư

Lạc nội mạc tử cung làm tắc nghẽn ống dẫn trứng khi khối u bao phủ hoặc gây tổn thương buồng trứng. Máu bị kẹt trong buồng trứng có thể hình thành u nang. Bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư biểu mô tuyến.

  1. Lạc nội mạc tử cung nên ăn gì?

Bên cạnh khám và điều trị, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi khi mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Để giảm triệu chứng viêm và đau, nên áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng. Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất. Thảo luận với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thực đơn phù hợp. Cụ thể, bệnh lạc nội mạc tử cung nên ăn các nhóm thực phẩm sau:

6.1. Thực phẩm giàu Omega-3

Bệnh nhân lạc nội mạc tử cung thường xuyên phải đối mặt với đau và viêm. Do đó, cần bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm giàu omega-3 – tác dụng tiêu viêm, giảm đau rất tốt. Chúng có nhiều trong cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, cá mòi, cá cơm, cá trích, hàu, trứng cá muối, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành…

Các nghiên cứu trên ống nghiệm đã chứng minh, tỷ lệ Omega-3 và Omega-6 cao có thể giúp kiểm soát sự tồn tại của tế bào nội mạc tử cung. Đồng thời, nữ giới tiêu thụ lượng chất béo Omega-3 cao nhất có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung lên đến 22% so với những người tiêu thụ ít chất béo. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng việc bổ sung dầu cá chứa chất béo Omega-3 có thể giảm đáng kể các triệu chứng đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.

6.2. Trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt

Trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt là những nguồn dồi dào vitamin, khoáng chất và chất xơ. Đối với người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, lượng chất xơ cao giúp giảm nồng độ estrogen. Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ là chiến lược tốt cho phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung. Giúp chống viêm và giảm đau hiệu quả.

6.3. Đậu nành

Có một bằng chứng chỉ ra rằng, việc thêm đậu nành vào chế độ ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phytoestrogen, một thành phần có trong đậu nành có khả năng ngăn chặn tác động của Estrogen và giảm nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung.

6.4. Thực phẩm giàu protein

Protein đóng vai trò cân bằng hormone và điều hòa nội tiết trong cơ thể, giúp giảm triệu chứng bệnh. Các nguồn protein nên được lựa chọn từ cá, gia cầm và các nguồn thực vật như lạc và đậu tương.

6.5. Vitamin và các chất bổ sung hữu ích

Bên cạnh thực phẩm giàu dinh dưỡng, chị em cần bổ sung kẽm, vitamin A, C và E. Nhóm thành phần này có tác dụng giảm dấu hiệu stress oxy hóa ngoại vi và tăng cường chống oxy hóa.

Curcumin, một thành phần chống viêm có trong nghệ cũng đã được chứng minh giảm sản xuất Estradiol nhằm ức chế tế bào nội mạc tử cung.

Ngoài ra, có thể bổ sung thêm vitamin D, canxi và Magie hàng ngày giúp giảm triệu chứng đáng kể.

6.6. Lạc nội mạc tử cung kiêng ăn gì?

  • Đồ ăn cay nóng, chiên rán và nhiều dầu mỡ, chiên rán
  • Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, rượu và các chất kích thích,…
  • Thịt đỏ: thịt cừu, thịt lợn, thịt bò,…
  • Thực phẩm giàu Gluten: có nhiều trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và tiểu hắc mạch,…

Bài viết đã làm rõ “lạc nội mạc tử cung là gì?”; nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nữ giới phải chịu đựng đau đớn do triệu chứng bệnh hành hạ mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây vô sinh – hiếm muộn, thậm chí phát triển thành ung thư ở nam giới. Do đó, nếu có triệu chứng bất thường, chị em cần đến cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ kịp thời.

Hãy gửi câu hỏi cho bác sĩ trong KHUNG CHAT hoặc liên hệ theo số điện thoại 0332.358.909 (Tổng đài trực 24/24) hoặc tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được bác sĩ tư vấn miễn phí chi tiết nhất.

chat ngay