Các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà an toàn, hiệu quả
Ngày đăng: 6.01.2024
Tư vấn y khoa: Bs Nguyễn Kiếm
Nhiều bệnh nhân xuất hiện triệu chứng viêm đường tiết niệu nhưng ngại đi khám, dẫn đến biến chứng đáng tiếc (sảy thai, nhiễm trùng máu, suy thận, tử vong). Đây là bệnh lý phổ biến hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu phát hiện kịp thời. Bài viết này sẽ giới thiệu các cách chữa viêm đường tiết niệu an toàn, hiệu quả, không biến chứng và không tái phát.
Mục lục bài viết
Triệu chứng của viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn E. Coli xâm nhập vào bộ phận sinh dục ngoài gây ra nhiễm trùng. Cụ thể, khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hoặc thận, nước tiểu bị nhiễm khuẩn gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Nhiễm trùng đường tiết niệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan khác nhau trong hệ tiết niệu.
Dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu có thể thay đổi đối với từng bệnh nhân. Tuy nhiên, thông thường khi mắc bệnh sẽ có các triệu chứng sau đây:
- Cảm giác đau buốt và nóng rát khi đi tiểu.
- Thường xuyên buồn tiểu và tiểu nhiều, nhưng mỗi lần chỉ ra lượng rất ít.
- Nước tiểu có nhiều bọt bất thường.
- Màu nước tiểu có thể thay đổi thành đỏ, hồng hoặc màu cola. Ở những người mắc bệnh, có thể không thấy thay đổi màu nước tiểu, chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm tìm thấy tế bào máu.
- Đau ở vùng chậu thường xuyên, đặc biệt là xung quanh xương mu.
- Nước tiểu có mùi khá nặng, gây tự ti về sức khỏe vùng kín.
Trong các trường hợp nặng, có thể xuất hiện sốt, cảm giác rét run, đau ở bụng dưới hoặc hai hố thận. Nếu viêm ở niệu đạo, triệu chứng thường gặp nhất là đau và nóng rát khi đi tiểu. Khi bàng quang bị nhiễm trùng, cảm giác không thoải mái ở vùng bụng dưới, đặc biệt là khi đi tiểu, có thể gây đau buốt.
Viêm đường tiết niệu ở thận, mặc dù hiếm nhưng là tình trạng nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến sốt cao, nôn mửa và thậm chí nhiễm trùng máu. Nhiều bệnh nhân chủ quan khi phòng ngừa và chữa viêm đường tiết niệu dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Viêm đường tiết niệu không thể tự khỏi nếu không được khám và điều trị đúng cách. Tự ý chữa viêm đường tiết niệu tại nhà không thông qua thăm khám dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
- Nhiễm trùng tái phát: Dấu hiệu chứng tỏ viêm nhiễm tái phát nhiều lần khi bệnh nhân trải qua 2-3 lần viêm trong khoảng 4-6 tháng hoặc mắc viêm đường tiết niệu trên 4 lần trong một năm.
- Biến chứng thai kỳ: Thai phụ mắc viêm đường tiết niệu tăng nguy cơ nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng ối, dọa sinh non, sảy thai và có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc trẻ sinh ra yếu đuối và nhẹ cân.
- Nhiễm trùng huyết: Nếu viêm nhiễm ở hệ tiết niệu không được chữa trị, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập máu. Triệu chứng phổ biến là ớn lạnh, hoa mắt, chóng mặt, sốt cao, nhịp tim nhanh. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
- Nhiễm trùng thận: Đây là biến chứng nghiêm trọng, gây viêm sưng và phù nề các tế bào thận, suy giảm chức năng bài tiết của thận. Có thể dẫn đến suy thận, tăng huyết áp, và các vấn đề sức khỏe khác.
Cách chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả tại nhà
Cần phải khẳng định lại lần nữa, việc chữa viêm đường tiết niệu tại nhà chỉ áp dụng có hiệu quả khi bạn đã thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà chỉ là phương pháp bổ trợ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.
1. Uống nhiều nước trong ngày
Một cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả là tăng cường uống nước. Khi tiêu thụ lượng nước đủ, cơ thể sẽ kích thích quá trình tạo nước tiểu, giúp loại bỏ vi khuẩn qua đường tiểu, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh. Lượng nước khuyến cáo cho bệnh nhân chữa viêm đường tiết niệu tối thiểu 2 – 3 lít/ngày.
Ngoài việc sử dụng nước lọc, bạn cũng có thể dã nhỏ diếp cá hoặc nấu nước râu ngô để uống. Nước râu ngô có tính chất lợi tiểu, là bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.
2. Tuyệt đối không nhịn tiểu
Người bệnh không nhịn tiểu, buồn tiểu cần đi ngay để tống vi khuẩn ra ngoài. Tránh để vi khuẩn tích tụ khiến tình trạng viêm nặng hơn. Trong quá trình vệ sinh, đặc biệt là với phụ nữ, lau sạch theo chiều từ phía trước ra sau thay vì ngược lại sẽ giảm thiểu rủi ro lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn lên niệu đạo.
3. Thói quen vệ sinh khi quan hệ tình dục
Để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu và tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, cần chú ý một số vấn đề sau:
- Kiêng quan hệ tình dục khi bị nhiễm trùng tiết niệu.
- Tiểu tiện trước và ngay sau khi quan hệ tình dục.
- Thực hiện vệ sinh kỹ lưỡng ở bộ phận sinh dục, đặc biệt là ở bao quy đầu, âm hộ trước và sau khi quan hệ tình dục.
4. Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết
Khi chữa viêm đường tiết niệu tại nhà, người bệnh nên bổ sung các loại quả tự nhiên giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn:
- Quả nam việt quất: Chứa lượng lớn đường D-Mannose, ngăn chặn vi khuẩn bám vào đường tiết niệu và giúp phòng ngừa tái phát. Polyphenol, chất chống oxy hóa trong quả nam việt quất, cũng có tính kháng viêm và kháng khuẩn.
- Tỏi: Có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong đường tiết niệu. Mỗi ngày, người bệnh có thể thái 3 – 4 tép tỏi, chờ 1 phút và ăn sống.
- Quả họ cam, quýt: Vitamin C trong cam, quýt,… chống oxi hóa rất tốt, cung cấp sức đề kháng và đối phó với tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi vitamin C nhập vào cơ thể và hệ tiết niệu, nó sẽ tăng độ axit trong nước tiểu, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và hạn chế sự lan truyền của nhiễm trùng.
- Giấm táo có thể ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn. Bạn có thể pha 1 muỗng giấm táo với 2 muỗng mật ong để uống hàng ngày.
- Men vi sinh (sữa chua, súp rong biển, dưa chuột muối) là sản phẩm chứa vi khuẩn có lợi cho cơ thể, có thể hỗ trợ trong việc điều trị viêm đường tiết niệu.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, tăng sức đề kháng để cơ thể loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây viêm đường tiết niệu. Do đó, bổ sung dinh dưỡng khi cần là cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả.
Chữa viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?
Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thuốc kháng sinh để chữa viêm đường tiết niệu nhẹ hoặc không biến chứng. Nếu chỉ có các triệu chứng tại đường tiết niệu dưới, như viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo, bác sĩ có thể kê đơn uống trong 5 – 7 ngày. Trong trường hợp có triệu chứng sốt và ớn lạnh, nhiễm trùng huyết, hoặc ổ viêm ở đường niệu trên, cần nhập viện để sử dụng kháng sinh tĩnh mạch.
“Thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh” là tên gọi phổ biến của thuốc chữa viêm đường tiết niệu. Sở dĩ có tên này là do tất cả các loại thuốc điều trị bệnh này đều có màu xanh, chứa thành phần methylthioninium hoặc xanh methylen.
Tên thuốc | Công dụng | Liều lượng |
Midasol | Giảm viêm và sưng đau ở đường tiết niệu dưới | Uống 6 viên sau bữa ăn từ 2 – 3 lần/ngày |
TanaMisolBlue | điều trị viêm và các tình trạng không phức tạp | Uống 2 – 3 viên, 3 lần/ngày sau khi ăn |
Domitazol | Viêm đường tiết niệu nhẹ | Uống 2 viên, chia 3 lần/ngày, có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn |
Miclacol Blue F | Chiết xuất từ thành phần tự nhiên, chống nấm, chống nhiễm khuẩn và nhiễm trùng. | Người lớn uống 3 lần/ngày, mỗi lần 6 viên, sau khi ăn khoảng 30 phút. |
Mictasol Bleu | Hỗ trợ kháng khuẩn, khử trùng, dùng cho các bệnh lý thuộc đường tiết niệu có biến chứng. | Uống 3 lần/ngày, mỗi lần từ 6 – 9 viên, có thể kết hợp với kháng sinh cho trường hợp nặng |
Micfasoblue | Chỉ định cho các bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục | Ngày 3 lần, mỗi lần từ 6 – 9 viên, uống khi đói |
Lưu ý: tất cả các loại thuốc và liều lượng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần phải thăm khám trực tiếp và uống theo sự kê đơn của bác sĩ.
Cách chữa viêm đường tiết niệu khi bệnh tái lại nhiều lần
1. Nuôi cấy vi khuẩn để tìm ra kháng sinh phù hợp
Khi bệnh tái phát nhiều lần, hoặc khi có dị tật đường niệu hoặc đang sử dụng ống tiểu, bác sĩ có thể thực hiện nuôi cấy vi khuẩn để xác định kháng sinh phù hợp. Các loại thuốc có tính sát trùng trên hệ niệu cũng có thể được sử dụng kết hợp với kháng sinh. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.
2. Phẫu thuật
Trong trường hợp ổ nhiễm khuẩn không kiểm soát được bằng thuốc hoặc có biến chứng ở thận, như thận ứ nước nhiễm khuẩn, thận ứ mủ, áp-xe thận, phẫu thuật lưu ổ nhiễm khuẩn là cần thiết. Nếu không phẫu thuật sửa chữa, nguy cơ bệnh tái phát lâu dài và biến chứng nguy hiểm sẽ tăng lên.
Cách chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả, an toàn, không tái phát bằng kỹ thuật trị liệu ST
Phương pháp ST (Shortwave Therapy) là một kỹ thuật trị liệu đỉnh cao trong điều trị viêm đường tiết niệu. Phương pháp này cho phép áp dụng sóng ngắn trực tiếp tác động lên các tổ chức viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Từ đó mở rộng huyết quản, cải thiện lưu thông máu, loại bỏ dịch viêm và đẩy nhanh quá trình tiêu viêm.
Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật ST trong điều trị bệnh viêm đường tiết niệu (cả nam và nữ) bao gồm:
- Giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiểu tiện: Nhiệt lượng từ sóng ngắn giúp giảm cảm giác đau buốt, nhức nhối khi đi tiểu.
- Tiêu viêm hiệu quả: Tần số sóng ngắn tăng bạch cầu đến tổ chức viêm. Tăng khả năng di chuyển vào thực bào của đại thực bào, có tác dụng tiêu viêm tốt.
- Tăng cường sự lưu thông máu: Kỹ thuật ST giúp làm giãn mạch máu, giảm ứ đọng, hỗ trợ khắc phục triệu chứng viêm nhiễm ở đường tiết niệu.
- Phục hồi chức năng: Kết hợp với vận động liệu pháp, ST tăng nhanh sự dẫn truyền thần kinh vận động, hỗ trợ phục hồi chức năng hiệu quả.
Thực tế lâm sàng chỉ ra rằng ứng dụng công nghệ sóng ngắn để chữa viêm đường tiết niệu không gây đau đớn, tổn thương, và không có tác dụng phụ. Người bệnh chỉ cần nằm thoải mái trên giường điều trị trong vài chục phút. Số liệu kết quả điều trị cũng chứng minh hiệu quả tích cực của phương pháp này.
Đây là được xem là cách chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả, an toàn nhất hiện nay. Được các bệnh viện, phòng khám hàng đầu ứng dụng, được bệnh nhân và giới chuyên gia đánh giá rất cao.
Tạm kết
Tóm lại, cách chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả, an toàn nhất là khám và điều trị kịp thời ngay từ khi xuất hiện triệu chứng.
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa kết hợp cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà đúng đắn giúp bệnh nhân sớm đẩy lùi vi khuẩn và trở về cuộc sống bình thường.
Đây là bệnh lý có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm. Nếu trì hoãn hoặc tự ý chữa mà không có ý kiến của bác sĩ sẽ đối mặt với biến chứng nặng nề. Thậm chí là tử vọng. Vì vậy, tuyệt đối không được chủ quan trước căn bệnh này.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay hotline 0332.358.909 (Tổng đài trực 24/24) hoặc tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được bác sĩ tư vấn miễn phí chi tiết nhất.