Giang mai: Tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp phòng tránh

Ngày đăng: 20.02.2024

Tư vấn y khoa: Bs Nguyễn Kiếm

Giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm hàng đầu hiện nay. Triệu chứng của bệnh rất khó phát hiện và nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Những biến chứng của bệnh là tăng nguy cơ mắc HIV, cơ quan nội tạng bị phá hủy, thậm chí bệnh có thể gây tử vong.

Vậy, bệnh giang mai là bệnh gì, nguyên nhân gây bệnh là gì? giai đoạn phát triển và dấu hiệu nhận biết bệnh như thế nào?… tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

1.Bệnh giang mai là gì?

Nguồn gốc đặc điểm dịch tễ của giang mai

Bệnh giang mai là một loại bệnh lây qua đường tình dục, do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Nguồn gốc của bệnh cho đến giờ vẫn không rõ ràng. Tuy nhiên, đây là căn bệnh gây thiệt hại vô cùng nặng nề lên xã hội vào thời cận đại. Theo một nghiên cứu năm 2020, hơn 20% cá nhân trong độ tuổi 15–34 vào cuối thế kỷ XVIII ở London đã từng được điều trị bệnh giang mai.

Hình ảnh xoắn khuẩn Treponema pallidum
Hình ảnh xoắn khuẩn Treponema pallidum

Mặt khác, việc điều trị bệnh giang mai vào thời xưa rất khó khăn, do phương pháp xét nghiệm huyết thanh học chưa ra đời, nên bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác, bỏ lỡ thời cơ điều trị thích hợp.

Ngày nay, bệnh có thể được điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh Penicillin. Nếu không kịp thời điều trị bệnh, giang mai có thể gây biến chứng nặng nề đối với sức khỏe. Ví dụ như tổn thương tim, động mạch chủ, não, mắt, xương… và có thể gây tử vong, bại liệt.

Thuốc kháng sinh chữa giang mai Penicillin
Thuốc kháng sinh chữa giang mai Penicillin

Ở Việt Nam, Giang mai được cho là du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc và là bệnh xã hội phổ biến thứ hai (chỉ sau bệnh lậu). Sau giải phóng, tình trạng mắc bệnh tăng lên rõ rệt. Theo thống kê, giang mai hiện đang chiếm từ 2 – 3% tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) do Schaudinn (nhà động vật học) và Hauffman (bác sĩ da liễu) tìm ra bằng kính hiển vi năm 1905 tại Berlin.

Treponema pallidum được gọi là xoắn khuẩn vì chúng có hình xoắn như lò xo, gồm 6 – 14 vòng xoắn. sức đề kháng của xoắn khuẩn giang mai rất yếu, khi ra khỏi cơ thể sẽ chết sau vài giờ. Trong nước đá, xoắn khuẩn vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45

Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống không quá vài giờ. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu. Ở nhiệt độ 45 độ C, nó bị chết sau 30 phút. Các chất tẩy rửa như xà phòng, chất sát khuẩn có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút.

Thời gian sinh sản của xoắn khuẩn từ 30 – 33 tiếng mỗi lần, khó có thể nuôi cấy trong nhân tạo. Đáp ứng miễn dịch với bệnh giang mai rất yếu do đặc tính kháng nguyên của T.pallidum, vậy nên người bệnh từng bị giang mai, điều trị khỏi rồi vẫn có thể bị mắc lại nếu quan hệ tình dục không an toàn.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Xoắn khuẩn giang mai tồn tại chủ yếu ở môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng. Khi bệnh tiến triển, chúng mới tiến vào máu. Do đó, đường lây chủ yếu của bệnh là thông qua quan hệ tình dục mà xâm nhập vào cơ thể người, từ đó sinh sôi và gây bệnh.

Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là con đường lây truyền nhanh nhất và phổ biến nhất của bệnh. Giống như các bệnh xã hội khác, giang mai cũng chủ yếu lây truyền thông qua tiếp xúc tình dục – có đến hơn 95% các ca bệnh xuất phát từ quan hệ tình dục, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ qua âm đạo, qua hậu môn và quan hệ bằng miệng mà không sử dụng bao cao su.
  • Quan hệ tình dục bừa bãi: có nhiều bạn tình, quan hệ với nhiều người cùng một thời điểm, quan hệ đồng tính… cũng là một trong những lý do khiến người bệnh mắc bệnh giang mai.

Lây qua đường máu

Xoắn khuẩn giang mai có thể cư trú nhiều ngày trong máu của người bệnh. Nếu người khác tiếp xúc với máu của người bệnh hoặc nhận máu từ người bệnh thì rất có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên, khả năng nhiễm thông qua truyền máu rất thấp, bởi khi hiến máu, người bệnh sẽ phải trải qua nhiều quá trình xét nghiệm để phát hiện các mầm bệnh có trong máu.

Xoắn khuẩn giang mai có thể cư trú nhiều ngày trong máu
Xoắn khuẩn giang mai có thể cư trú nhiều ngày trong máu

Tuy nhiên, khả năng nhiễm qua máu không phải là không thể. Những người thường xuyên dùng chung bao kim tiêm và mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS cũng rất dễ mắc phải.

Lây từ mẹ sang con

Thai phụ trong thời kỳ nhiễm bệnh giang mai nhưng không được can thiệp kịp thời có thể lây nhiễm sang cho thai nhi. Những trường hợp bị giang mai bẩm sinh là do nhiễm bệnh từ người mẹ khi sinh.

Tiếp xúc ngoài da

Đây là trường hợp hy hữu nhưng không phải là không thể xảy ra. Người mắc bệnh giang mai có những vết thương hở, vết xước mà người bình thường nếu không cẩn thận chạm phải cũng tạo cơ hội cho xoắn khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể.

Giang mai lây qua tiếp xúc ngoài da
Giang mai lây qua tiếp xúc ngoài da

Mặt khác, xoắn khuẩn giang mai có sức sống rất yếu ở môi trường bên ngoài. Do đó, việc tiếp xúc với đồ dùng của người bệnh như bồn tắm, quần áo, tay nắm cửa, vòi nước… không gây mắc bệnh. Tuy nhiên, để cho an toàn, bạn cũng không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

3. 5 giai đoạn phát triển của bệnh giang mai

Theo các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Quốc Tế Hà Nội, bệnh giang mai phát triển theo 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có các biến chứng khác nhau. Cụ thể:

Giang mai giai đoạn nguyên phát (giai đoạn một)

Xoắn khuẩn sẽ phát tác sau 3 tuần kể từ khi người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh. Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này là Săng giang mai. Đây là một vết loét nhỏ có hình tròn hoặc hình bầu dục, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng.

vết săng giang mai ở giai đoạn đầu
vết săng giang mai ở giai đoạn đầu

Do có nguyên nhân lây bệnh phổ biến là qua đường tình dục, do đó săng giang mai thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục ở cả hai giới, xung quanh hậu môn và đôi khi là ở môi hoặc miệng.

Vết săng không gây đau, thường tự lành trong 3 – 5 ngày nên rất khó để nhận biết, dù có nhận thấy thì người bệnh cũng chủ quan, cho rằng đó chỉ là mụn thông thường mà không đi khám. Do đó, có rất ít trường hợp đi khám và điều trị ngay từ giai đoạn đầu.

Giang mai giai đoạn tiềm ẩn đầu tiên (giai đoạn hai)

biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn hai
biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn hai

Giai đoạn nguyên phát kéo dài từ 3 – 6 tuần, các triệu chứng của bệnh đột ngột biến mất, khiến người bệnh nghĩ rằng bệnh đã khỏi và không có gì đáng ngại. Nhưng thực tế, xoắn khuẩn giang mai lúc này đang tìm cách ăn sâu vào bên trong cơ thể của người bệnh.

Giai đoạn thứ phát (giai đoạn ba)

Giai đoạn thứ phát (giai đoạn ba)
Giai đoạn thứ phát (giai đoạn ba)

Giai đoạn phát bệnh này bùng phát sau khi 45 ngày kể từ khi có săng giang mai, thời gian bệnh có thể kéo dài từ 2 – 3 năm. Triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các tổn thương da và niêm mạng nhưng khi lành không để lại sẹo. Xoắn khuẩn giang mai dễ nhiễm trùng huyết với các triệu chứng nóng sốt và nổi hạch. Các biểu hiện khác có thể kể đến như:

  • Rát đỏ hồng rải rác ở phần thân
  • Sẩn giang mai với nhiều hình thái: màu đỏ hồng, thâm nhiễm, viền vảy…
  • Sẩn phì đại ở hậu môn và sinh dục
  • Viền hạch lan tỏa
  • Rụng tóc kiểu rừng thưa.

Giang mai giai đoạn tiềm ẩn thứ hai (giai đoạn bốn)

Nếu bệnh giang mai ở giai đoạn thứ phát không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn tiềm ẩn hay còn gọi là giai đoạn bốn. Ở giai đoạn này, bệnh có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào và sẽ tiến triển tiếp đến giai đoạn cuối rất nguy hiểm.

Thời gian của giai đoạn tiềm ẩn thường kéo dài dưới 1 năm hoặc trên 1 năm tùy thuộc vào cơ địa và sức đề kháng của người bệnh.

Giang mai giai đoạn cuối (giai đoạn năm)

Bệnh giang mai giai đoạn cuối đã là bệnh vô cùng khó chữa trị, đồng thời cũng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bởi trong giai đoạn tiềm ẩn, khuẩn giang mai đã xâm nhập sâu vào trong cơ thể thông qua đường máu, có thể gây hại đến các cơ quan nội tạng như gan, tim hoặc phá hủy hệ thống thần kinh, thậm chí gây tử vong cho người bệnh.

bệnh giang mai giai đoạn cuối
bệnh giang mai giai đoạn cuối

Ở thời kỳ này, biểu hiện của người bệnh là: khó phối hợp các cơ, trí nhớ bị suy giảm, mắt bị mờ có thể bị mù, ý thức bị rối loạn…

4. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa thuộc phòng khám ĐKQT Hà Nội, giang mai là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh

  • Hình thành củ giang mai, là các mụn thịt hình nhẫn, nổi lên trên bề mặt da, màu đỏ. Không đau không ngứa. Chúng xuất hiện ở mắt, niêm mạc, da, miệng, bộ phận sinh dục… sau đó gây ra những vết loét và làm hoại tử
  • Hình thành các gôm giang mai, là các khối u tròn, sần sùi, nổi rải rác thành các mảng lớn ở cơ, lưng, cổ, da hoặc xương người bệnh… chúng sẽ chảy mủ và khiến tình trạng nhiễm trùng thêm nặng hơn.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các vết loét do bệnh giang mai tạo thành sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, sùi mào gà, lậu…

Phá hủy cơ quan nội tạng, gây nguy hiểm đến tính mạng

  • Xoắn khuẩn giang mai tấn công lên khu vực thần kinh, não bộ, tủy sống của người bệnh sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực như làm viêm não, viêm màng não… Bên cạnh đó, bệnh có thể gây thêm các biến chứng nguy hiểm khác như suy giảm trí nhớ, động kinh, ảo giác, đau đầu, bại liệt…
  • Ngoài thần kinh, giang mai còn có thể gây hại đến thị giác. Các tổn thương phổ biến là làm đồng tử nhỏ đi, hẹp, đồng tử không bình thường, khiến người bệnh khó nhìn, thu hẹp tầm nhìn, mắt mờ đi, thậm chí là mù lòa vĩnh viễn.
  • Giang mai có thể tấn công tim mạch, khiến tim tụt huyết áp đột ngột, tim đập nhanh hơn bình thường, giãn cơ tim, phình động mạch, vỡ động mạch gây tử vong.
  • Khi bệnh ở giai đoạn nặng, bệnh gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp, và gây ra các tổn thương như viêm khớp, gãy xương, thoát vị xương.

Ảnh hưởng đến thai nhi

  • Nếu thai phụ mang thai khi mắc giang mai sẽ khiến quá trình mang thai gặp nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng như làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, thai chết lưu… Nếu trẻ sinh ra thành công cũng có tỷ lệ cao bị mắc giang mai bẩm sinh.
  • Đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi không may bị mắc bệnh từ mẹ:
    • Các biến chứng mà trẻ phải chịu là sụt cân, nhẹ cân, viêm phổi, vàng da, thiếu máu, mềm xương, gan tụy sưng to, viêm gan, viêm thận…
    • Triệu chứng nhận biết bệnh là trẻ hay cáu gắt, chảy nước mũi, phát ban, đau xương, răng yếu bất thường, giảm thính lực.
  • Đối với trẻ trên 3 tuổi:
    • Các biến chứng bệnh có thể gây ra là viêm giác mạc, sa sút trí tuệ, chậm phát triển, điếc, mù lòa, mũi biến dạng, giảm trí nhớ…
    • Các triệu chứng nhận biết bệnh là lồi trán, biến dạng mũi, đau xương, bất thường về răng, giảm thính lực…

5. Bệnh giang mai có chữa được không?

Trước đây, bệnh giang mai không thể chữa được nên được coi là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm nếu mắc phải.

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học hiện đại, ngày nay bệnh hoàn toàn có thể điều trị được nếu sớm được phát hiện và điều trị bằng phương pháp phù hợp. Việc điều trị sớm giúp quá trình điều trị bệnh dễ dàng hơn, đồng thời ngăn chặn khả năng xoắn khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong và gây hại đến các cơ quan nội tạng.

Do đó, từ 3 – 90 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm hoặc vô tình tiếp xúc với các vết giang mai trên người bệnh; hoặc ngay khi bản thân có những triệu chứng bất thường nghi ngờ bệnh (đã nêu ở phần trên của bài viết) thì nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, làm xét nghiệm ngay.

6. Cách điều trị bệnh giang mai hiệu quả

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, bệnh giang mai chủ yếu được điều trị bằng kháng sinh, có tác dụng ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của xoắn khuẩn. Người bệnh khi điều trị giang mai cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tránh xảy ra tình trạng kháng thuốc, gây khó khăn cho điều trị và khiến tình trạng bệnh tệ hơn (do xoắn khuẩn kháng thuốc, dẫn đến phát triển mạnh mẽ hơn)

Với nữ giới đang có mong muốn có thai thì cần phải thăm khám và điều trị bệnh trước khi mang thai. Đối với thai phụ không may nhiễm bệnh cần phải được theo dõi thường xuyên và sử dụng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ để ngăn tình trạng bệnh lây sang con khi sinh nở.

7. Phòng chống bệnh giang mai

Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa giúp bạn phòng ngừa bệnh giang mai (cũng như các bệnh xã hội khác) hiệu quả:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, đặc biệt là trong chuyện tình dục. Chung thủy một vợ một chồng với điều kiện đối tác chỉ quan hệ với một mình bạn.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Khám sức khỏe 6 tháng/lần để tầm soát các bệnh xã hội. Khi đi khám, nên dẫn theo bạn đời của mình để tiến hành khám song song.
  • Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, không được tự ý mua thuốc điều trị.

 

Trên đây là những thông tin xoay quanh căn bệnh giang mai, một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục khó phát hiện và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức, giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt hơn.

Nếu có vấn đề cần được giải đáp, bạn hãy ấn vào KHUNG CHAT hoặc liên hệ theo số điện thoại 0332.358.909 (Tổng đài trực 24/24) hoặc tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được bác sĩ tư vấn miễn phí chi tiết nhất.

chat ngay