Thuốc tránh thai khẩn cấp: Hiểu rõ và sử dụng đúng liều, đúng cách

Ngày đăng: 28.02.2024

Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình

Thuốc tránh thai khẩn cấp được chia thành nhiều loại, 72h, 120h, 48h và 24h,… Đây là phương pháp có tỉ lệ tránh thai cao, hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không tìm hiểu kỹ và sử dụng đúng liều lượng.

1. Tổng quan về thuốc tránh thai khẩn cấp

1.1. Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?

Thuốc tránh thai khẩn cấp – tên tiếng Anh là Emergency Contraceptive Pills – phương tiện tránh thai được áp dụng sau khi có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?
Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?

Chẳng hạn như quan hệ tình dục không an toàn, trường hợp phụ nữ bị cưỡng hiếp hoặc có sử dụng các phương tiện bảo vệ khác nhưng xảy ra rủi ro lo ngại có thai.

1.2. Thành phần của thuốc tránh thai khẩn cấp

Thành phần chủ yếu của thuốc tránh thai khẩn cấp bao gồm một lượng đáng kể hormone sinh dục nữ là Progesterone.

Nguyên tắc ngăn chặn thai kỳ tương tự như các loại thuốc tránh thai thường dùng hàng ngày. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là hàm lượng Progestin, giúp thuốc này có tác dụng ngăn chặn thai nhanh chóng.

1.3. Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai khẩn cấp

Khi nhập vào cơ thể, các thành phần nội tiết có trong thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ tác động, gây ra ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng tự nhiên ở phụ nữ. Từ đó ngăn chặn việc gặp gỡ và tiến hành thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.

Trong trường hợp trứng đã bị thụ tinh, thuốc sẽ ngăn chặn nội mạc tử cung hình thành một môi trường thích hợp để phôi thai làm tổ.

Ngăn chặn quá trình làm tổ của phôi thai trong tử cung. Nếu quá trình làm tổ đã xảy ra, thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ không làm gián đoạn quá trình mang thai.

Cần lưu ý, thuốc tránh thai khẩn cấp KHÔNG PHẢI là thuốc phá thai.

Cơ chế hoạt động của thuốc ngừa thai cấp tốc chủ yếu là ngăn chặn sự gặp gỡ giữa tinh trùng và trứng bằng cách ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Có nghĩa là, tránh thai khẩn cấp bằng thuốc chỉ ngăn chặn thụ thai, chứ hoàn toàn không có tác dụng đình chỉ thai.

1.4. Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp phổ biến hiện nay

Phân loại Thành phần chính Hướng dẫn sử dụng Tác dụng phụ và lưu ý Các loại thuốc phổ biến
72 giờ Loại 1 viên dùng 1 lần duy nhất.

Loại 2 viên uống viên thứ 2 sau 12h uống viên thứ nhất.

1,5 miligam levonorgestrel Uống trong vòng 72 giờ (3 ngày) từ khi phát sinh quan hệ không an toàn.

Uống càng sớm tỉ lệ tránh thai càng cao. Cụ thể: 87% trong vòng 72 giờ; nếu uống vòng 24h tỉ lệ sẽ cao hơn nhiều.

Buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt, nôn mửa, căng ngực.

Không sử dụng khi có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc; có tiền sử xuất huyết âm đạo bất thường; có thai hoặc nghi ngờ mình có thai.

My Way, Econtra EZ,  Plan B One Step, Next Choice One Dose, Take Action và Preventeza
120 giờ Loại 1 viên dùng 1 lần duy nhất.

Loại 2 viên uống viên thứ 2 sau 12h uống viên thứ nhất.

10mg Mifepristone/viên hoặc Ulipristal Acetate và levonorgestrel

 

 

Sử dụng trong vòng 120 giờ (5 ngày) kể từ khi quan hệ kém an toàn.

Tỷ lệ uống trong 72 giờ sau quan hệ là 87-90%

Uống từ 73-120 giờ sau quan hệ là 72 – 87%

Chảy máu âm đạo bất thường; lượng kinh nguyệt nhiều bất thường; đau đầu, ù tai, mệt mỏi, chóng mặt,…

Rối loạn kinh nguyệt; buồn nôn, khó chịu ở bụng.

Không sử dụng thuốc khi đang mang thai; nữ giới tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gan cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Naphamife

Mifepristone

Mifestad 10

 

 

24 giờ loại 1 viên và loại 2 viên 1,5 miligam levonorgestrel loại 1 viên

0.75 miligam levonorgestrel loại 2 viên

Có thể uống cả 2 viên/lần sau 24h quan hệ hoặc uống viên thứ 2 sau 12h uống viên thứ nhất. Rối loạn kinh nguyệt; tắc ống dẫn trứng, khó rụng trứng nếu sử dụng nhiều; nôn và buồn nôn;đau hạ vị; xuất huyết âm đạo bất thường ngoài kỳ kinh; mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu; nổi mụn, tàn nhang, sạm da, nám,…

Sử dụng chậm nhất trong 72h đầu sau quan hệ không an toàn

 

Mifepristone 10mg

Ase Victoria

Postinor 1

Posinight 1 1.5mg

Postinor 2 (loại 2 viên)

48 giờ

Loại 1 viên

Levonorgestrel hàm lượng 1,5mg Sử dụng ngay sau 48h quan hệ tình dục kém an toàn xảy ra. Buồn nôn, căng ngực, nhức đầu, rối loạn kinh nguyệt;

Đối tượng nghi ngờ mang thai, mang thai; xuất huyết âm đạo bất thường, viêm tắc tĩnh mạch hoặc bệnh huyết khối; tiểu đường; động kinh; bệnh tim; rối loạn tuần hoàn máu não không nên sử dụng.

2. Hướng dẫn sử dụng

2.1. Trường hợp nào cần đến thuốc tránh thai khẩn cấp?

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sau quan hệ
Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sau quan hệ

Khi phát sinh quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn mà chưa sẵn sàng có thai (bất kỳ lý do nào), thuốc tránh thai khẩn cấp được khuyến khích sử dụng.

Cụ thể:

  • Không có hoặc không thể sử dụng bất kỳ phương tiện ngừa thai nào.
  • Bị hiếp dâm hoặc bắt buộc quan hệ tình dục mà không được bảo vệ.
  • Lo lắng về khả năng thất bại của phương pháp ngừa thai khác, như: Bao cao su bị rách, thủng, tụt hoặc sử dụng không đúng cách.
  • Bị trễ kinh nguyệt từ 3 ngày so với chu kỳ hoặc quên uống thuốc tránh thai kết hợp từ 3 viên trở lên.
  • Trễ 3 giờ so với thời gian dự kiến uống thuốc hàng ngày chỉ chứa Progestin.
  • Kinh nguyệt trễ 1 tuần với loại thuốc tránh thai tiêm phối hợp.
  • Mất vòng tránh thai hoặc que cấy tránh thai nội tiết tố.
  • Rút dương vật không thành công (xuất tinh vào âm đạo hoặc trên cơ quan sinh dục bên ngoài).
  • Tính toán sai thời gian kiêng cữ.

2.2. Tránh thai khẩn cấp có hiệu lực trong thời gian bao lâu?

Thuốc tránh thai 72h và 120h là loại phổ biến được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.

  • Thuốc tránh thai khẩn cấp 72 giờ: Loại này thường được dùng trong khoảng thời gian tối đa là 72 giờ sau quan hệ tình dục. Dạng thuốc 1 viên chỉ cần uống một lần duy nhất. Đối với dạng thuốc 2 viên, viên thứ nhất nên uống ngay sau quan hệ, còn viên thứ hai nên uống sau 12 giờ. Do đó, để tránh thai ngoài ý muốn việc quan hệ tình dục trong 3 ngày đầu sau khi sử dụng thuốc không được khuyến khích.
  • Tránh thai khẩn cấp 120 giờ: Loại này có hiệu quả trong khoảng thời gian kéo dài 120 giờ (tức là 5 ngày) sau quan hệ tình dục và chỉ cần uống 1 viên duy nhất. Do đó, sau khi sử dụng thuốc trong 5 ngày, việc quan hệ tình dục mới được an toàn.

Lưu ý, sau thời gian này, cặp đôi quan hệ tình dục cần sử dụng biện pháp an. Nếu không có thể có nguy cơ có thai lại bình thường.

Để đạt hiệu quả cao nhất, cần uống sớm nhất có thể. Thời gian uống càng muộn, tỉ lệ tránh thai càng giảm xuống thấp. Đó là lý do nhiều người uống thuốc xong vẫn có thai bình thường.

3. Biến chứng và tác dụng phụ không mong muốn

Tránh thai khẩn cấp là trường hợp bất đắc dĩ mới khuyên dùng. Chuyên gia y tế khuyến cáo không dùng quá 2 lần/tháng và tối thiểu 3 lần/năm. Nếu không nữ giới sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, tệ nhất là vô sinh và tăng nguy cơ ung thư.

Bản chất tránh thai khẩn cấp bằng thuốc là can thiệp tác động trực tiếp làm đảo lộn nội tiết tố của nữ giới. Do đó, thuốc sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dùng.

4. Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp

4.1. Ra máu âm đạo

Một hiện tượng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp là xuất huyết ở âm đạo. Tác động của hormone trong thuốc có thể làm bong lớp nội mạc tử cung, gây ra tình trạng xuất huyết âm đạo, thường diễn ra trong khoảng 2-3 ngày sau khi sử dụng thuốc.

Bệnh nhân sẽ đi kèm với đau bụng hoặc không, cảm thấy mệt mỏi buồn nôn và nôn ói. Nhiều người sẽ bị xây xẩm mặt mày, choáng và ngất xỉu nếu làm việc nặng lúc vừa mới uống thuốc.

Nếu sau 3-4 ngày bạn vẫn gặp phải tình trạng xuất huyết nhiều, kèm theo cảm giác mệt mỏi khó chịu, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

 4.2. Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, hệ tiêu hóa của bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn do sự tăng cao đột ngột của hormone. Trong số các triệu chứng, buồn nôn thường là điều phổ biến nhất.

Bụng bạn có thể cảm thấy rõ ràng và không thoải mái. Trong trường hợp này, việc nghỉ ngơi, uống nước ấm hoặc ăn một bữa ăn nhẹ có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.

4.3. Suy giảm sức khỏe sinh sản nữ giới

Thuốc tránh thai khẩn cấp chứa estrogen ở mức độ cao. Việc sử dụng estrogen ở mức cao có thể ức chế sự tiết estrogen từ buồng trứng, tăng nguy cơ suy buồng trứng và giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Vì lý do này, không nên sử dụng quá 2 viên thuốc tránh thai trong một tháng và tránh sử dụng liên tục. Sử dụng quá mức hoặc liên tục có thể gây ra nguy cơ teo nội mạc tử cung, sảy thai, thậm chí là vô sinh. Do đó, tốt nhất là chỉ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp khi cần thiết cấp bách.

Ưu tiên lựa chọn sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hoặc bao cao su để thay thế. Giúp duy trì sức khỏe của cơ thể mà không ảnh hưởng đến chất lượng của mỗi mối quan hệ.

4.4. Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư

Một trong những hậu quả nguy hiểm của việc sử dụng quá mức thuốc tránh thai hàng ngày là nguy cơ mắc ung thư. Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể duy trì ở mức cao liên tục. Kích thích buồng trứng hoạt động mạnh liên tục trong thời gian dài. Tăng nguy cơ tế bào sinh sôi quá mức, gây ra hiện tượng tăng sản nội mạc tử cung, tăng sản vú,…

Từ đó tăng khả năng mắc các loại ung thư liên quan đến tử cung, buồng trứng và ung thư vú ở phụ nữ.

5. Tác dụng phụ không mong muốn

Thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả ngừa thai nhanh chóng và lên đến 90%. Tuy nhiên, sử dụng sai cách hoặc lạm dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Về lâu dài gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người sử dụng. Cụ thể phải kể đến:

  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất, có thể xuất hiện từ lần sử dụng đầu tiên hoặc sau nhiều lần sử dụng. Chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên không đều, kéo dài hoặc ngắn hơn so với bình thường. Tệ hơn, chị em có thể bị rong kinh, cường kinh,… Nếu chu kỳ kinh nguyệt trễ hơn 1 tuần, cần kiểm tra thai hoặc thăm bác sĩ để làm các xét nghiệm cần thiết.
  • Xuất huyết tử cung bất thường: Một số trường hợp có thể gặp tình trạng chảy máu sau khi sử dụng thuốc, nhưng thường sẽ biến mất nhanh chóng. Nếu chảy máu kéo dài sau 2 ngày, cần thăm bác sĩ để loại trừ nguy cơ mắc bệnh lý nghiêm trọng.
  • Chóng mặt, buồn nôn, nôn: Khoảng 50% trường hợp có thể gặp các triệu chứng này, nhưng thường sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần. Nếu triệu chứng không cải thiện sau thời gian này, cần thăm bác sĩ để tìm nguyên nhân khác.
  • Đau bụng dưới: Một số ít trường hợp có thể gặp đau bụng dưới. Trong trường hợp này, cần thăm bác sĩ sớm để tìm nguyên nhân chính xác, loại trừ nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Lạm dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ kéo dài khác như căng thẳng, trầm cảm, tăng cân không kiểm soát, rối loạn huyết áp và hô hấp…

6. Thuốc tránh thai khẩn cấp chống chỉ định với đối tượng nào?

Hầu hết phụ nữ đều có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu có dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc hoặc mắc các bệnh lý có thể tương tác với thuốc.

Khi lấy thuốc, cần thông báo tình trạng sức khỏe hoặc dị ứng với bác sĩ, dược sĩ để nhận tư vấn chi tiết cụ thể nhất.

Một số trường hợp không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, bao gồm:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có nghi ngờ về việc mang thai;
  • Phụ nữ gặp tình trạng xuất huyết âm đạo bất thường mà không biết nguyên nhân;
  • Chị em có tiền sử bệnh huyết khối hoặc bệnh viêm tắc tĩnh mạch.

Ngoài ra, có những trường hợp cần thận trọng khi sử dụng thuốc tránh thai. Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để nhận được tư vấn kỹ lưỡng:

  • Nữ giới mắc tiểu đường có biến chứng;
  • Nữ giới từng bị rối loạn tuần hoàn máu não;
  • Nữ giới từng hoặc đang mắc bệnh động kinh, tim mạch,…

7. Có 6 loại thuốc tránh thai khẩn cấp phổ biến hiện nay

Mifestad 10

Mifestad 10 là loại thuốc tránh thai dạng 1 viên duy nhất. Chứa hoạt chất mifepriston với hàm lượng là 10mg, thuộc thương hiệu Stella. Thuốc được sử dụng trong vòng 120 giờ sau quan hệ không an toàn.

Các trường hợp chống chỉ định bao gồm:

  • Dị ứng với mifepriston hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Suy tuyến thượng thận mãn tính.
  • Bệnh hen nặng hoặc không được kiểm soát.
  • Suy thận hoặc suy gan.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin di truyền.

Tác dụng phụ của thuốc có thể bao gồm: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, co thắt tử cung hoặc chuột rút (rất thường gặp). Thường gặp chứng chuột rút nhẹ, xuất huyết hoặc nhiễm trùng sau phá thai có thể xảy ra ở khoảng 5% phụ nữ sử dụng. Đau đầu, rối loạn da (phát ban, ngứa, đỏ da,…). Người dùng có thể mệt mỏi, viêm âm đạo,… nhưng ít gặp hơn.

Ưu điểm của thuốc là nguồn gốc từ công ty uy tín, giá thành phải chăng và dễ mua. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là có nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định trên nhiều đối tượng. Vì vậy trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.

Postinor 1

Postinor 1 là loại thuốc tránh thai khẩn cấp dạng 1 viên duy nhất. Chứa hoạt chất Levonorgestrel hàm lượng là 1,5mg. Được sản xuất bởi thương hiệu Gedeon. Thuốc được sử dụng trong vòng 72 giờ sau quan hệ tình dục kém an toàn.

Các trường hợp chống chỉ định bao gồm:

  • Người có quá mẫn với hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ bị bệnh gan nặng.
  • Phụ nữ mang thai.

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Postinor 1 bao gồm: buồn nôn, nôn mửa (thường gặp), thay đổi kinh nguyệt. Người dùng sẽ bị căng tức vú, đau đầu, đau bụng dưới, chóng mặt, tiêu chảy. Hiếm hơn, có thể gặp các triệu chứng như đỏ da, ngứa, mày đay, phù mặt,…

Ưu điểm của thuốc là rất phổ biến và dễ mua tại nhiều nhà thuốc và tiện lợi trong sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là có nhiều tác dụng phụ và giá thành đắt hơn so với các loại thuốc khẩn cấp dạng viên khác.

Cerciorat

Cerciorat là một sản phẩm của thương hiệu Exeltis, chứa hoạt chất Levonorgestrel với liều lượng là 1,5mg, dạng 1 viên duy nhất. Thuốc được sử dụng trong khoảng 72 giờ sau khi có quan hệ tình dục.

Các trường hợp chống chỉ định bao gồm:

  • Người có mẫn cảm với hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc bao gồm: đau đầu, buồn nôn, đau bụng dưới, xuất huyết không đều liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, mệt mỏi. Ngoài ra, người sử dụng cũng có thể gặp các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, trễ kinh, đau vú,…

Ưu điểm của thuốc là rất phổ biến và dễ mua tại nhiều nhà thuốc, dễ sử dụng. Cerciorat nằm trong nhóm tránh thai khẩn cấp dùng được cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là giá thành khá cao và có nhiều tác dụng phụ.

Posinight 1

Posinight 1 là do thương hiệu Agimexpharm sản xuất, có dạng 1 viên duy nhất. Hoạt chất chính của nó là Levonorgestrel với liều lượng 1,5mg. Để sử dụng, người dùng cần uống toàn bộ viên thuốc kèm nước lọc trong vòng 72 giờ sau quan hệ tình dục.

Chống chỉ định:

  • Dị ứng, kích ứng với bất kỳ 1 thành phần nào trong thuốc.
  • Nữ giới nghi ngờ có thai hoặc có thai.
  • Nữ giới bị huyết khối tắc mạch thể hoạt động hoặc viêm tắc tĩnh mạch.
  • Có bệnh về gan như bệnh gan cấp tính, u gan lanh hoặc u gan ác tính.
  • Đang hoặc có tiền sử bị Carcinom vú.
  • Nữ giới có tiền sử da vàng hoặc ngứa do sử dụng thuốc tránh thai trước đó.
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, trầm cảm,… Người dùng có thể bị phù nề, đau vú, buồn nôn. Bị chảy máu âm đạo không bình thường hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt.

Ít phổ biến hơn là sự thay đổi cân nặng, giảm ham muốn tình dục, mọc nhiều lông và ra mồ hôi nhiều hơn.

Ưu điểm của thuốc: dễ sử dụng và có sẵn tại nhiều nhà thuốc. Nhược điểm: có nhiều trường hợp chống chỉ định, các tác dụng phụ và giá thành khá cao.

Newchoice EC

Thuốc tránh thai Newchoice EC dạng 2 viên được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nam. Chứa hoạt chất Levonorgestrel 0,75mg mỗi viên. Trong 72 giờ đầu sau quan hệ, uống viên đầu tiên càng tốt. Tốt nhất là trong 48 giờ đầu tiên. Viên thứ hai cần được uống sau viên đầu tiên khoảng 12 giờ và không được trễ hơn 16 giờ.

Chống chỉ định:

  • Nghi ngờ có thai hoặc mang thai
  • Chảy máu âm đạo không bình thường
  • Có tiền sử của Carcinom vú hoặc đã từng mắc bệnh này trước đây
  • Đã có lần mang thai trước đó gây ra da vàng hoặc ngứa da
  • Mắc bệnh gan cấp hoặc u gan
  • Có vấn đề về tĩnh mạch như viêm tắc tĩnh mạch hoặc huyết khối tắc mạch thể hoạt động.

Tác dụng phụ không mong muốn: buồn nôn, nôn, rong huyết, nhũn vú, nhức đầu và mệt mỏi.

Ưu điểm của thuốc: giá cả khá hợp lý và dễ mua. Nhược điểm là có nhiều trường hợp chống chỉ định. Dạng 2 viên dễ khiến người dùng quên uống đủ liều.

Ulipristal

Hoạt chất Ulipristal Acetate là thành phần chính của thuốc tránh thai Ulipristal. Dạng viên 30mg của thương hiệu Ella. Thuốc được uống qua đường miệng trong vòng 120 giờ sau quan hệ.

Chống chỉ định cho các trường hợp:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Mắc ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung hoặc u xơ buồng trứng
  • Dị ứng với hoạt chất Ulipristal.

Tác dụng phụ không mong muốn: dày nội mạc tử cung, vô kinh, buồn nôn, đau bụng, nhức đầu, chóng mặt,…

Ưu điểm: giá cả phải chăng, thời gian sử dụng thuốc lâu (120 giờ) và dễ sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là có nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định.

8. Lưu ý trong quá trình tránh thai khẩn cấp bằng thuốc

Tránh thai khẩn cấp bằng thuốc là phương pháp hiệu quả ngăn chặn thai kỳ sau quan hệ không an toàn, nhưng bạn cũng cần chú ý đến một số điều sau:

  • Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Đọc thật kỹ hướng dẫn, chỉ định, chống chỉ định và tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng. Hạn chế sử dụng quá 2 lần mỗi tháng và 3 lần mỗi năm để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Uống thuốc sớm sau quan hệ không an toàn để có hiệu quả ngừa thai tốt nhất. Nếu uống càng muộn, tỉ lệ tránh thai càng giảm xuống.
  • Không nên uống quá liều vì không tăng hiệu quả ngừa thai mà chỉ tăng nguy cơ tác dụng phụ nặng nề. Uống đúng số lượng được khuyến nghị. Không thể có chuyện dùng thuốc khẩn cấp để thay thế cho thuốc tránh thai hàng ngày.
  • Tránh sử dụng trong trường hợp đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, đang điều trị các bệnh như đái tháo đường, tim mạch, động kinh, rối loạn tuần hoàn máu não…
  • Nếu gặp tác dụng phụ kéo dài hoặc không bình thường, cần thăm khám ngay để loại trừ các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng.
  • Thuốc hoàn toàn không có tác dụng tránh lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Nếu nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc, cần phải uống lại liều thuốc khác.
  • Phụ nữ bị béo phì uống có thể không hiệu quả, vẫn có thai bình thường.

9. Một số câu hỏi thường gặp

9.1. Thuốc tránh thai khẩn cấp có gây ra vô sinh không?

Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn chặn quá trình rụng trứng tự nhiên, không làm gián đoạn quá trình phát triển của phôi thai trong trường hợp trứng đã thụ tinh và lập tổ trong niêm mạc tử cung. Do đó, thuốc tránh thai khẩn cấp không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ sau này.

Tuy nhiên, thuốc tránh thai khẩn cấp chứa estrogen ở mức độ cao. Việc sử dụng estrogen ở mức cao có thể ức chế sự tiết estrogen từ buồng trứng, tăng nguy cơ suy buồng trứng và giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Vì lý do này, không nên sử dụng quá 2 viên thuốc tránh thai trong một tháng và tránh sử dụng liên tục. Sử dụng quá mức hoặc liên tục có thể gây ra nguy cơ teo nội mạc tử cung, sảy thai, thậm chí là vô sinh.

9.2. Uống thuốc rồi có bầu không?

Không có phương pháp tránh thai nào đảm bảo hiệu quả ngừa thai 100%. Thống kê cho thấy, khoảng 1-2% trường hợp vẫn có thai mặc dù đã sử dụng thuốc tránh thai ngay sau quan hệ tình dục không an toàn.

Nhiều người dùng thuốc xong kinh nguyệt chậm 1 tuần. Cần sử dụng que thử thai hoặc thăm khám với bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Từ đó xác định liệu có thai hay không.

9.3. Tránh thai khẩn cấp có nguy hiểm không?

Tránh thai khẩn cấp chứa nồng độ hormon estrogen  cao, cản trở quá trình trứng với tinh trùng gặp nhau. Thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ do hệ nội tiết bị đảo lộn.

Do đó, người dùng sẽ gặp nhiều tác dụng phụ: nôn mửa, choáng váng, căng tức vú, mệt mỏi, đau bụng, rối loạn kinh nguyệt.

Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng phụ sau 2-3 ngày sẽ hết. Nếu sau 1 tuần không hết cần đến khám để được điều trị.

9.4. Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có sao không?

Rất nguy hiểm. Việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp khiến người dùng tăng nguy cơ ung thư vú, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản. Tăng sản buồng trứng, teo nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, vô sinh.

Do đó, chuyên gia y tế khuyến cáo, chị em chỉ sử dụng tối đa 2 lần/tháng và không quá 3 lần/ năm để tránh hậu quả không đáng tiếc.

9.5. Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị xuất huyết (ra máu) có sao không?

Một số trường hợp có thể gặp tình trạng chảy máu sau khi sử dụng thuốc, nhưng thường sẽ biến mất nhanh chóng.

Nếu chảy máu kéo dài sau 2 ngày, cần thăm bác sĩ để loại trừ nguy cơ mắc bệnh lý nghiêm trọng.

9.6. Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống có sao không?

Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất, có thể xuất hiện từ lần sử dụng đầu tiên hoặc sau nhiều lần sử dụng. Chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên không đều, kéo dài hoặc ngắn hơn so với bình thường. Thậm chí, nhiều người bị rong kinh, cường kinh,…

Tuy nhiên, uống thuốc nhưng bị trễ kinh 1 tuần, chị em cần đi khám hoặc mua que thử để xem có thai hay không.

9.7. Nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp khoảng cách bao lâu?

Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ uống trong trường hợp cấp bách. Tuyệt đối không sử dụng thay thế các biện pháp tránh thai hàng ngày. Số lần sử dụng được khuyến cáo tối đa không quá 2 lần/tháng và không quá 3 lần/năm.

Bài viết đã tổng hợp các thông tin cần thiết về thuốc tránh thai khẩn cấp. Mặc dù đây là phương pháp tránh thai an toàn, hữu hiệu và dễ sử dụng. Nhưng rõ ràng “lợi bất cập hại”, gây ra nhiều tác dụng phụ, tác hại nguy hiểm cho người sử dụng.

Do đó, cần được tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn. Tránh trường hợp lạm dụng thuốc tránh thai gây ra hậu quả nặng nề đến sức khỏe và chức năng sinh sản.

Nếu có vấn đề cần tư vấn hoặc giải đáp, bạn có thể chọn KHUNG CHAT hoặc liên hệ theo số điện thoại 0332.358.909 (Tổng đài trực 24/24) hoặc tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được bác sĩ tư vấn miễn phí chi tiết nhất.

chat ngay