Phác đồ Kháng sinh điều trị giang mai an toàn, hiệu quả

Ngày đăng: 18.11.2020

Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến thần kinh, thị giác, tim mạch…Điều trị giang mai sớm là biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa những biến chứng do bệnh gây ra. Bệnh giang mai thường được điều trị bằng phác đồ kháng sinh. Vậy điều trị giang mai bằng kháng sinh như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị triệt để bệnh giang mai. Tuy nhiên sử dụng các loại kháng sinh thích hợp có thể ngăn ngừa tối đa biến chứng do căn bệnh này gây ra.

>>Có thể bạn quan tâm:

—– Tổng quan về bệnh giang mai ở nam giới (và đây là cách điều trị)

—– Bệnh lậu có chữa được không? 4 yếu tố quyết định điều trị bệnh lậu

—– Bệnh sùi mào gà ở nam giới có chữa khỏi được không?

Bệnh Giang mai có chữa khỏi được không?

Bệnh Giang mai có chữa khỏi được không?

TỔNG QUAN VỀ BỆNH GIANG MAI

Giang mai là bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục, do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đây là một dạng xoắn khuẩn có hình lò xo quấn từ 6 đến 14 vòng. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, mỗi năm châu Á có khoảng 35 triệu người khi mắc bệnh xã hội, trong đó giang mai chiếm 2%. Ở Việt Nam, số lượng người mắc bệnh giang mai cũng dao động khoảng 2 – 5% các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Bệnh giang mai chủ yếu lây nhiễm tình dục, qua đường máu hoặc lây từ mẹ sang con. Xoắn khuẩn giang mai không tồn tại lâu được ngoài môi trường, nên ít có nguy cơ lây nhiễm gián tiếp. Xoắn khuẩn giang mai lây từ mẹ sang con và thường bắt đầu sau tháng thứ 3 của thai kỳ. Thai nhi mắc bệnh giang mai cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Bệnh giang mai là một trong những bệnh tình dục gây ra nhiều biến chứng rất nặng nề. Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tấn công toàn bộ các cơ quan như cơ, xương khớp, tim mạch, thần kinh. Người bệnh có thể bị di chứng về thần kinh, tim mạch, suy giảm thị lực, dễ nhiễm HIV…

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GIANG MAI

Giang mai phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có phác đồ điều trị riêng. Nếu không điều trị sớm và kịp thời, xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào các cơ quan nội tạng và gây di chứng nặng nề đến sức khỏe.

Bệnh giang mai giai đoạn đầu là thời điểm điều trị dễ và cho hiệu quả cao nhất. Biện pháp điều trị trong giai đoạn này là sử dụng thuốc kháng sinh Penicillin. Đây là phương pháp phổ biến để điều trị bệnh giang mai. Nếu người bệnh dị ứng với loại thuốc này, bác sĩ sẽ kê các loại kháng sinh khác như: doxycycline, azithromycin hoặc ceftriaxone.

Nếu không được điều trị trong giai đoạn đầu, bệnh phát triển mạnh và gây biến chứng đến các hệ cơ quan trong cơ thể. Khi đó phương pháp điều trị được áp dụng là tiêm tĩnh mạch thuốc Penicillin mỗi ngày. Để việc điều trị đạt kết quả cao, người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục tuyệt đối cho đến khi các vết loét trên cơ thể lành hoàn toàn.

CÁCH ĐIỀU TRỊ GIANG MAI THEO TỪNG GIAI ĐOẠN VÀ ĐỐI TƯỢNG

Thuốc điều trị bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Thuốc điều trị bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Cách điều trị bệnh giang mai ở mỗi giai đoạn có thể khác nhau. Điều trị giang mai cho phụ nữ mang thai hoặc trẻ sơ sinh có thể phải áp dụng liệu trình riêng. Cụ thể cách điều trị giang mai qua từng giai đoạn và đối tượng như sau:

Điều trị giang mai giai đoạn 1


Đây là giai đoạn bệnh dễ điều trị nhất. Người bệnh có thể tự điều trị tại nhà theo đơn thuốc của bác sĩ.  Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng sinh điều trị giang mai và liều lượng phù hợp với tình trạng của bệnh.

Để điều trị đạt kết quả tốt nhất, bác sĩ cũng có thể sử dụng một số loại thuốc khác thay thế. Những loại thuốc này có thể chống chỉ định với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Điều trị giang mai giai đoạn 2


Ở giai đoạn 2 xoắn, khuẩn giang mai vẫn chưa phát triển và lây lan mạnh. Do đó việc điều trị vẫn đạt kết quả tốt nếu được áp dụng đúng cách. Tuy nhiên bệnh giang mai vẫn có nguy cơ lây nhiễm, nếu nếu người bệnh quan hệ tình dục không an toàn và không thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Điều trị giang mai giai đoạn 2 áp dụng biện pháp tiêm thuốc kháng sinh. Đây là biện pháp ngăn chặn xoắn khuẩn giang mai lây lan và gây ra biến chứng. Loại kháng sinh điều trị giang mai được sử dụng là penicillin G. Ngoài ra bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc thay thế là Doxycycline và tetracycline.

So với giai đoạn 1, bệnh giang mai giai đoạn 2 phải điều trị kháng sinh với liều lượng cao hơn. Cụ thể liệu trình như thế nào sẽ do bác sĩ chỉ định, tùy thuộc vào từng người và tình trạng bệnh.

Điều trị giang mai giai đoạn 3


Ở giai đoạn này, bệnh giang mai đã phát triển khá nặng, xoắn khuẩn có khả năng xâm nhập vào nội tạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không thể ngăn chặn được vi khuẩn phát triển. Thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không thể điều trị hoàn toàn giống như giai đoạn 1 và 2.

Phương pháp điều trị giang mai giai đoạn 3 là áp dụng biện pháp cân bằng miễn dịch tổng hợp. Cơ chế của phương pháp này là ngăn chặn mọi nguồn dinh dưỡng cho xoắn khuẩn giang mai. Từ đó ngăn ngừa sự nhân lên của xoắn khuẩn này.

Điều trị giang mai giai đoạn cuối


Giang mai giai đoạn cuối là khi xoắn khuẩn đã xâm nhập vào các hệ cơ quan trong cơ thể. Nó đã tấn công và gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não bộ, các mô trong cơ thể. Người bệnh thậm chí có nguy cơ tử vong. Tuy nhiên trong giai đoạn này, các triệu chứng biểu hiện bên ngoài lại không rõ ràng nên rất khó nhận biết.

Phương pháp điều trị giang mai giai đoạn cuối cũng áp dụng liệu pháp miễn dịch. Đây là biện pháp tối ưu nhất để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương và ngăn ngừa sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai.

Điều trị giang mai ở phụ nữ có thai


Cách điều trị bệnh giang mai cho phụ nữ có thai cần rất lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thuốc kháng sinh điều trị giang mai được áp dụng là thuốc Penicillin. Đây là phương pháp an toàn và cũng hiệu quả nhất một để điều trị giang mai cho phụ nữ mang thai.

Liệu trình điều trị là tiêm một hoặc nhiều lần thuốc kháng sinh Penicillin. Việc sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm sẽ tùy vào tình trạng của bệnh.

Thai phụ nên điều trị giang mai cùng với chồng vì giang mai có nguy cơ lây nhiễm rất cao qua quan hệ tình dục không an toàn. Trong thời gian điều trị, người bệnh tuyệt đối không được quan hệ tình dục.

Điều trị giang mai cho phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu sẽ dễ dàng và ít gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy ngay khi nghi ngờ mình mắc bệnh giang mai, bạn cần đến cơ sở y tế để xét nghiệm ngay.

Điều trị giang mai ở trẻ sơ sinh


Bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh thường do lây nhiễm từ mẹ qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh nở. Điều trị giang mai cho trẻ sơ sinh bắt đầu từ khi trẻ còn chưa sinh ra.

Nếu trẻ sơ sinh có phản ứng dương tính với bệnh giang mai thì sẽ được khuyến cáo tái khám mỗi lần. Sau 8 tháng, nếu kết quả âm tính thì coi như bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Nếu trẻ sinh ra có phản ứng âm tính với bệnh giang mai thì vẫn cần theo dõi từ 1 đến 6 tháng. Sau thời gian này, nếu kết quả tiếp tục âm tính thì có thể khẳng định bé không bị mắc bệnh giang mai.

Trong trường hợp bé bị dương tính với bệnh giang mai tiếp tục điều trị nhưng sau một năm vẫn dương tính, thì cần áp dụng các biện pháp cấp tốc điều trị.

Phương pháp điều trị giang mai cho trẻ sơ sinh cũng áp dụng thuốc kháng sinh Penicillin.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ GIANG MAI

Những biến chứng nguy hiểm gây ra bởi bệnh giang mai

Những biến chứng nguy hiểm gây ra bởi bệnh giang mai

Có thể thấy rằng những biến chứng mà bệnh giang mai gây ra rất nặng nề. Quá trình điều trị và theo dõi sau đó cũng rất dài. Ngay cả khi kết quả xét nghiệm là âm tính, người bệnh vẫn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh nguy cơ bệnh tái phát.

Vì vậy để chữa bệnh giang mai đạt hiệu quả tốt nhất, cũng như ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát, bạn cần lưu ý những điều sau:

– Thăm khám sớm và điều trị kịp thời ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh

– Tuân thủ đúng liệu trình điều trị

– Trong quá trình điều trị nếu có gì bất thường cần thông báo ngay lại với bác sĩ

– Tái khám để kiểm tra xem bệnh đã hết hoàn toàn chưa

– Kiêng quan hệ tình dục tuyệt đối trong thời gian điều trị

– Có chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý để tăng cường sức đề kháng, chống lại nguy cơ xoắn khuẩn giang mai phát triển

Trên đây Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội đã cung cấp phác đồ kháng sinh điều trị bệnh giang mai. Hi vọng những thông tin trên mạng giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị căn bệnh này ở từng giai đoạn cũng như từng đối tượng. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà mà cần thăm khám bác sĩ. Dựa trên kết quả thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp và có hiệu quả tốt nhất.