Nhận biết rối loạn cương dương, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Ngày đăng: 13.01.2024

Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình

Rối loạn cương dương là căn bệnh gây ám ảnh cho đấng mày râu, khiến họ tự ti, stress, trầm cảm. Là nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn, phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình. Đáng báo động là tình trạng này đang ngày càng trẻ hóa. Bài viết này sẽ làm rõ các vấn đề, nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng đi kèm.

“Theo một nghiên cứu mới từ Đại học Massachusetts (Mỹ), rối loạn cương dương phổ biến ở nam giới từ 40 đến 70 tuổi, chiếm tỷ lệ khoảng 50%. Dữ liệu cũng cho thấy có khoảng 150 triệu nam giới trên toàn thế giới đang phải đối mặt với vấn đề này. Trong khi đó, rối loạn cương dương ở nam giới dưới 40 tuổi chiếm khoảng 40%.

Hiện nay, rối loạn cương dương ở nam giới trẻ không còn là trường hợp hiếm. Đặc biệt, 8% người ở độ tuổi 20 – 29 và 11% người ở độ tuổi 30 – 39 đang phải chịu điều trị theo dõi. Theo thông tin từ tờ The Medical News Today, tỷ lệ người dưới 40 tuổi nhận điều trị rối loạn cương dương đang tăng lên. Ở Việt Nam, tình trạng này đang trở nên phổ biến và có sự gia tăng đáng kể ở độ tuổi từ 18 – 20 tuổi.” 

nguồn: University of Massachusetts Amherst 

Rối loạn cương dương là gì?

Là tình trạng dương vật không đạt được độ cứng đủ hoặc không thể duy trì độ cứng để thực hiện một cuộc giao hợp đầy đủ. Đây là biểu hiện yếu sinh lý điển hình ở nam giới.

Quá trình cương cứng của dương vật rất phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều hệ thống: thần kinh, tâm thần, nội tiết, mạch máu và cấu trúc của dương vật. Bất kỳ trở ngại nào dù là yếu tố nhỏ nhất trong quy trình này đều có thể gây ra rối loạn cương. Nguyên nhân gây bệnh thường bao gồm nội tiết tố, thần kinh, tâm thần, hệ thống mạch máu dương vật và các vấn đề về cấu trúc của dương vật. Ngoài ra, chấn thương vùng chậu, bộ phận sinh dục và sử dụng thuốc cũng là những nguyên nhân thường gặp.

Bệnh được chia thành hai dạng:

  • Rối loạn cương dương nguyên phát (khi bệnh nhân chưa từng trải qua sự cương cứng hoặc không thể duy trì nó).
  • Rối loạn cương dương thứ phát (khi dương vật từng có độ cứng bình thường, nhưng sau đó mất đi khả năng duy trì độ cứng mong muốn).

Nguyên nhân gây bệnh

Rối loạn mạch máu, thần kinh, tâm lý và hormone là nguyên nhân chính gây ra bệnh này. Trong nhiều trường hợp, sử dụng thuốc cũng có thể mắc phải bệnh này. Mặc dù tỉ lệ thấp, nhưng rối loạn cương dương nguyên phát có thể xuất hiện do yếu tố bẩm sinh hoặc bất thường trong cơ thể.

Nguyên nhân gây rối loạn cương dương

Một nguyên nhân khác xuất phát từ tâm lý. Vấn đề tâm lý cũng đóng góp một phần quan trọng vào nguyên nhân của rối loạn cương dương. Mọi trường hợp mắc bệnh đều cần được xem xét kỹ lưỡng. Nếu nam giới đang trầm cảm, lo âu, căng thẳng kéo dài, lao lực quá độ cũng có thể gây ra hiện tượng rối loạn. Lâu dần họ bị sợ hãi quan hệ tình dục. Các vấn đề tâm lý này có thể được cải thiện thông qua sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.

Trong 70% số trường hợp rối loạn cương dương, nguyên nhân thường xuất phát từ tổn thương thực thể. Cụ thể bao gồm:

  • Không may mắc bệnh lý ảnh hưởng đến mạch máu và giảm lưu lượng máu tới dương vật như đái tháo đường, bệnh tim, huyết áp cao, hoặc tăng cholesterol trong máu. Trong số này, bệnh xơ vữa động mạch hang dương vật do hút thuốc và đái tháo đường, là nguyên nhân phổ biến nhất. Xơ vữa động mạch kèm theo thoái hóa tự nhiên khiến động mạch mất dần khả năng giãn, lượng máu đến dương vật không còn “dồi dào” như trước. “Cu cậu” không cương cứng được là điều tất yếu.
  • Dẫn truyền thần kinh từ hệ thần kinh trung ương tới dương vật bị suy giảm do bệnh xơ cứng rải rác, Parkinson, bệnh lý tủy sống, các bệnh thần kinh ngoại biên,…
  • Rối loạn nội tiết ở nam giới: Giảm testosterone (mãn dục nam), tăng prolactin do tuyến yên tiết ra, suy tuyến giáp,…
  • Các biến chứng của phẫu thuật ở vùng chậu, như phẫu thuật điều trị ung thư, cắt tuyến tiền liệt, cắt bỏ bàng quang triệt để hoặc phẫu thuật ung thư trực tràng qua đường niệu đạo,…
  • Chấn thương: sọ não, tủy sống, xương chậu;
  • Sử dụng một số loại thuốc: thuốc huyết áp cao, thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần;
  • Trầm cảm, căng thẳng và lo âu kéo dài;
  • Vùng chậu phải chịu đựng áp lực lớn trong thời gian dài

Đừng hiểu nhầm rối loạn cương dương và xuất tinh sớm

Tất cả đều trở thành nguyên nhân gây bệnh rối loạn cương dương ở nam giới. Chuyên gia nam khoa nhấn mạnh, nam giới cần phải phân biệt giữa rối loạn cương dương (ED) và xuất tinh sớm. Xuất tinh sớm là tình trạng dương vật bị kích thích và đạt cực khoái, xuất tinh sẽ diễn ra nhanh chóng. Bệnh sẽ thường chỉ xuất hiện trong một số tình huống cụ thể. Ví dụ, “cậu nhỏ” có thể vẫn cương cứng khi thủ dâm hoặc sáng sớm khi thức dậy, nhưng lại gặp khó khăn hoặc không thể duy trì cương cứng khi tiếp xúc với đối tác tình dục.

Cơ chế cương cứng của dương vật
Cơ chế cương cứng của dương vật

Trong những trường hợp như vậy, nguyên nhân chủ yếu của ED thường liên quan đến tâm lý và căng thẳng. Tuy nhiên, nếu dương vật không thể cương cứng trong mọi tình huống, nguyên nhân cơ bản do vấn đề thể chất. Bệnh được biểu hiện cụ thể qua từng triệu chứng rõ rệt.

Dấu hiệu bệnh

Theo ThS.BS. Lê Đỗ Nguyên, Trưởng khoa Nam học – Tiết niệu Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết, triệu chứng rối loạn cương dương điển hình nhất là dương vật không thể duy trì và đạt độ cương cứng để thăng hoa trong quan hệ vợ chồng. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp hạn chế nhiều biến chứng cho sức khỏe sinh lý của nam giới. Do đó, nam giới cần chú ý đến những dấu hiệu nhận biết bệnh lý này từ sớm, bao gồm:

Dấu hiệu rối loạn cương dương

  • Vẫn giữ ham muốn tình dục nhưng dương vật không đủ cứng lâu để thực hiện quan hệ bình thường.
  • Dương vật cương cứng không đúng thời điểm.
  • Cần kích thích trong thời gian dài mới có thể đạt được cương cứng, làm giảm hưng phấn và ảnh hưởng đến sự thỏa mãn tình dục của cặp đôi.
  • Dương vật cương cứng bình thường nhưng khi xâm nhập vào âm đạo lại mềm xuống và không còn khả năng cương trở lại sau khi kích thích.
  • Khao khát giao hợp vẫn có, nhưng khi tiếp xúc với nữ giới và sử dụng nhiều biện pháp kích thích, dương vật không thể cương cứng.
  • Trong trường hợp nặng, nam giới có thể mất hoàn toàn ham muốn tình dục, dẫn đến dương vật không thể cương cứng để quan hệ.

Bệnh này không chữa có tự khỏi không?

Đây là một bệnh lý cần khám và xác định nguyên nhân. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, nếu không bệnh không thể khỏi dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Rối loạn cương dương do tâm lý có thể điều trị bằng cách điều chỉnh tâm lý, lối sống, thói quen, sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu do chấn thương hoặc nội tiết, nội tại cơ thể người bệnh cần có phác đồ điều trị chuẩn xác, rõ ràng mới có thể khỏi hoàn toàn. Tự ý điều trị rối loạn cương dương hay không chữa đều tiềm ẩn nguy cơ khiến bệnh trầm trọng hơn. Lâu dần dẫn đến bất lực, liệt dương ở nam giới.

Rối loạn cương dương không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nhưng đây là căn bệnh tàn phá cuộc sống phái mạnh, khiến họ sống trong tự ti, mặc cảm trầm trọng. Bản lĩnh giường chiếu là thước đo sức mạnh, tự tôn của đấng mày râu. Một “cậu nhỏ” lên xuống thất thường, “mềm oặt” không thể cương cứng khiến nam giới stress, căng thẳng thường trực.

Lâu dần, họ sợ quan hệ tình dục, đối tác không được thỏa mãn khiến cuộc sống vợ chồng lục đục. Hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ vì rối loạn cương dương. Bệnh cũng khiến quá trình thụ thai gặp khó khăn hơn. Tần suất quan hệ thấp, dương vật không thể cương cứng khiến tinh trùng khó có thể gặp trứng. Đây là nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn ở nam giới.

Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Rối loạn cương dương hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân đáp ứng các điều kiện xong:

  • Khám và điều trị sớm khi nghi ngờ mắc bệnh tại cơ sở y tế uy tín;
  • Tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp;
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thay đổi lối sống lành mạnh, giữ cho tâm lý thoải mái, thư giãn.

Sau khi khám và tìm ra nguyên nhân bệnh, với trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình, bác sĩ sẽ phối hợp thuốc và liệu pháp tâm lý, tập luyện.

Nếu bệnh nặng, bên cạnh thuốc, một số trường hợp buộc phải can thiệp ngoại khoa. Chi phí can thiệp ngoại khoa rất tốn kém, đây là biện pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả.

Bên cạnh đó, rối loạn cương dương cũng có thể là triệu chứng của bệnh nền khác trong cơ thể (tim, huyết áp, đái tháo đường). Do đó, khám và điều trị sớm để bệnh không tiến triển nặng là giải pháp an toàn nhất.

Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến bệnh rối loạn cương dương; các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe cần giải đáp thì hãy gửi câu hỏi cho bác sĩ trong KHUNG CHAT hoặc liên hệ theo số điện thoại 0332.358.909 (Tổng đài trực 24/24) hoặc tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được bác sĩ tư vấn miễn phí chi tiết nhất.

chat ngay