Những lưu ý trước khi uống thuốc làm chậm kinh nguyệt

Ngày đăng: 22.10.2020

Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình

Rất nhiều chị em phụ nữ có nhu cầu trì hoãn kinh nguyệt vì một vài nguyên do, trong số đó, nhiều người sử dụng thuốc làm chậm kinh. Vậy thuốc làm chậm kinh là gì? Cách sử dụng thuốc làm chậm kinh như thế nào? Trên thị trường hiện nay bày bán những loại thuốc làm chậm kinh nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc đó!

>>Xem thêm: Uống cà phê có làm ngưng kinh nguyệt không?

Uống thuốc làm chậm kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Uống thuốc làm chậm kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

THUỐC LÀM NGƯNG KINH NGUYỆT LÀ GÌ?

Thuốc làm ngưng kinh nguyệt chính là thuốc làm chậm kinh, một loại thuốc chứa nội tiết tố sinh dục. Khi dùng trước ngày hành kinh từ 3 – 4 ngày, thuốc sẽ giúp bạn khiến cho chu kỳ kinh đến muộn hơn.

Có nhiều loại thuốc làm ngưng kinh nguyệt khác nhau, trong đó loại chứa hormone progesterone được dùng phổ biến nhất. Loại này có độ an toàn cao và hiệu quả hơn các loại thuốc khác. Có thể kể tên một số loại thuốc làm chậm kinh như ibuprofen, orgametril… Ngoài ra, thuốc tránh thai và norethisterone (một loại thuốc có progesterone) cũng có thể được sử dụng như là một loại thuốc làm chậm kinh.

Bình thường trong cơ thể, hormone estrogen được sinh ra ở nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt để kích thích niêm mạc tử cung phát triển. Ở nửa sau của chu kỳ, progesterone được sinh ra để hỗ trợ niêm mạc tử cung tiếp tục dày lên và xung huyết. Khi hàm lượng progesterone suy giảm, lớp niêm mạc tử cung đó dễ bị bong ra, chảy ra ngoài cùng máu và tạo ra kinh nguyệt. Khi dùng thuốc làm chậm kinh, lượng hormone progesterone trong thuốc duy trì lớp niêm mạc tử cung, không cho bong ra. Đây là lý do thuốc có thể giúp bạn trì hoãn kinh nguyệt.

THUỐC LÀM CHẬM KINH KHÔNG DÙNG CHO TRƯỜNG HỢP NÀO?

Thuốc làm chậm kinh là thuốc nội tiết. Như những thuốc chứa nội tiết tố khác, nó được chống chỉ định cho những trường hợp sau:

– Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai.

– Những người chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.

– Người bị bệnh gan nặng: viêm gan, vàng da ứ mật, có tiền sử bệnh gan…

– Người mắc các bệnh lý do ảnh hưởng của steroid sinh dục hoặc có tiền sử mắc bệnh. Ví dụ như vàng da trong thai kỳ, mụn rộp khi mang thai, ngứa nặng, chứng xơ cứng tai, rối loạn chuyển hóa porphyrin…

Do đó trước khi sử dụng thuốc làm chậm kinh, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để không xảy ra sai sót khi sử dụng.

UỐNG THUỐC LÀM CHÂM KINH KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?

Uống thuốc làm chậm kinh nguyệt vào lúc nào là hiệu quả nhất

Uống thuốc làm chậm kinh nguyệt vào lúc nào là hiệu quả nhất

Khi dùng thuốc làm chậm kinh, bạn cần dùng thuốc trước khi có kinh khoảng 3 – 4 ngày và duy trì việc uống trong những ngày muốn trì hoãn kinh. Tuy nhiên việc uống thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Điều này là do tùy theo sức khỏe, cân nặng, chu kỳ kinh của bạn, bác sĩ mới có thể chọn ra cho bạn loại thuốc phù hợp.

Hầu hết thuốc này không có hại, nhưng tốt nhất không nên hình thành thói quen dùng thuốc thường xuyên. Bởi điều này có thể khiến cho chu kỳ hormone tự nhiên trong cơ thể bị ảnh hưởng. Bạn chỉ nên dùng thuốc làm chậm kinh khi không còn cách nào khác. Và sau khi sử dụng, bạn nên ngưng thuốc càng sớm càng tốt để cơ thể trở về trạng thái tự nhiên.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC LÀM CHẬM KINH NGUYỆT

Thuốc làm chậm kinh nguyệt chứa hormone progesterone, do đó thuốc có tác dụng phụ tương tự như khi cơ thể thừa progesterone. Những tác dụng phụ này bao gồm mọc mụn trứng cá, trướng bụng, tâm trạng thay đổi…

Tuy nhiên ở hầu hết các trường hợp, chị em có thể sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt mà không gặp thêm triệu chứng nào khác đi kèm. Dù vậy bạn vẫn cần liên hệ thường xuyên với bác sĩ. Khi gặp triệu chứng nào quá nghiêm trọng, kéo dài qua nhiều ngày mà không rõ nguyên nhân, bạn cần liên hệ bác sĩ ngay.

SAU KHI NGỪNG THUỐC CÓ THỂ CÓ KINH TRỞ LẠI KHÔNG?

Việc ngưng dùng thuốc sẽ khiến nồng độ các hormone suy giảm đột ngột. Điều này kiến cho kinh nguyệt xuất hiện trở lại, thậm chí có trường hợp chỉ sau vài giờ chị em đã thấy có kinh. Đa phần các trường hợp khác, giai đoạn hành kinh xuất hiện từ 10 – 15 ngày sau khi dùng thuốc.

Tùy từng trường hợp mà thời gian xuất hiện kinh trở lại có sự khác biệt. Nhưng nếu đã quá 15 ngày vẫn chưa thấy kinh, bạn cần đến khám ngay để xác định vấn đề mình đang gặp phải.

>>Xem thêm: 13 cách làm ngưng kinh nguyệt

MỘT SỐ THUỐC LÀM CHẬM KINH PHỔ BIẾN

Có nhiều thuốc làm chậm kinh bày bán trên thị trường. Trong đó có những loại sau được dùng phổ biến:

Thuốc ibuprofen ngưng kinh nguyệt

Đây là một loại thuốc làm chậm kinh, ngoài ra còn giúp bạn giảm đau bụng kinh và giảm lượng máu kinh chỉ còn phân nửa so với bình thường. Ibuprofen hiếm khi gây ra tác dụng phụ, trừ khi bạn uống quá liều. Do đó nếu cần dùng thuốc với số lượng lớn hoặc dùng trong một thời gian dài, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Để sử dụng ibuprofen, mỗi ngày bạn chỉ uống từ 3 đến 4 liều, và không nên uống quá số liều quy định.

Thuốc làm chậm kinh orgametril

Trong thành phần của Orgametril có chứa progesterone, ngoài ra, nó còn chứa chất kích thích cơ thể sản sinh estrogen. Orgamietril được bào chế dưới dạng viên nén màu trắng, hình tròn. Nó được chỉ định dùng cho các trường hợp cụ thể sau:

– Phụ nữ bị thống kinh, rong kinh.

– Phụ nữ muốn trì hoãn kinh nguyệt, ức chế sự rụng trứng.

– Hỗ trợ điều trị nội mạc tử cung.

– Hỗ trợ liệu pháp estrogen.

Tuy nhiên thuốc làm chậm kinh không sử dụng được cho các nhóm đối tượng sau:

– Những người đang mắc các vấn đề về sức khỏe, đang cần điều trị song song nhiều loại thuốc khác.

– Những người dị ứng với các thành phần của thuốc.

– Những người dị ứng với hóa chất, thức ăn, thuốc nhuộm, lông động vật…

– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Do đó bạn cần xem xét bản thân có đáp ứng được các điều kiện sử dụng thuốc không trước khi dùng.

Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai hàng ngày cũng có thể coi là một loại thuốc có tác dụng làm chậm kinh.

Nếu bạn sử dụng vỉ thuốc tránh thai loại 21 viên, bạn có thể làm như sau: Không nghỉ 7 ngày khi dùng hết vỉ mà uống sang vỉ mới luôn, kinh nguyệt bị chậm trễ. Nếu bạn ngưng uống thuốc, kinh nguyệt có thể trở lại bình thường sau khi bạn ngưng uống thuốc từ 3 – 5 ngày.

Nếu bạn sử dụng vỉ thuốc tránh thai loại 28 viên, bạn bỏ qua không uống 7 viên giả dược mà chuyển sang vỉ tiếp theo uống như bình thường.

Nếu trước đó bạn không dùng thuốc tránh thai, bạn có thể uống loại 1 vỉ 21 viên ở thời điểm có kinh ngày đầu tiên. Sau đó trong vòng 3 tuần, bạn liên tục uống mỗi ngày 1 viên vào giờ nhất định trong ngày.

Nếu chưa lập gia đình, bạn nên uống thuốc loại 21 viện ở thời điểm trước khi có kinh được 2 tuần. Mỗi ngày bạn kiên trì dùng 1 viên, uống 3 tuần liên tiếp rồi ngưng.

Tất cả các trường hợp trên, khi ngưng thuốc bạn đều có kinh trở lại như bình thường.

Bột gelatin

Bột gelatin là một loại proten có xuất xứ từ collagen trong cơ thể động vật hoặc thực vật. Gelatin có tính chất không màu hoặc hơi vàng, không vị và trong suốt. Nó thường được dùng để sản xuất, chế biến các món thạch. Bên cạnh đó, gelatin được nhiều người sử dụng để trì hoãn ngày hành tin hiệu quả, an toàn.

Để thực hiện, bạn hãy lấy một lượng gelatin vừa đủ (khoảng 5 gram), sau đó pha loãng với nước và uống. Tuy nhiên theo các chuyên gia, gelatin chỉ giúp bạn trì hoãn hiện tượng kinh nguyệt khoảng 4 giờ. Nếu bạn muốn kéo dài thời gian này lâu hơn, mỗi ngày bạn cần thực hiện phương pháp này từ 3 đến 4 lần.

CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM CHẬM KINH KHÁC

Ngoài sử dụng những loại thuốc trên, bạn có thể áp dụng các phương pháp làm chậm kinh tự nhiên khác như:

– Dùng đồ uống để hỗ trợ trì hoãn kinh nguyệt: nước sắc rễ cam thảo, nước giấm táo pha loãng, nước lá mâm xôi, nước đun rễ nhân sâm và bạch chỉ…

– Dùng thực phẩm để hỗ trợ trì hoãn kinh nguyệt: súp đậu lăng, đậu xanh, rau răm, rau mùi tây, chanh tươi…

– Tập thể dục cường độ cao.

– …

Các biện pháp tự nhiên này rất an toàn. Chúng có thể phối hợp song song với các loại thuốc tây kể trên để tăng hiệu quả trì hoãn kinh nguyệt. Tuy nhiên hiệu quả của các phương pháp tự nhiên còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

LƯU Ý TRƯỚC KHI SỬ DỤNG THUỐC

Cần lưu ý những điều gì trước khi uống thuốc làm chậm kinh nguyệt

Cần lưu ý những điều gì trước khi uống thuốc làm chậm kinh nguyệt

Theo bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, khi sử dụng thuốc bạn cần lưu ý những điều sau đây:

– Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc dẫn đến sai thuốc, sai liều, dùng sai cách…

– Những bạn nữ ở độ tuổi dậy thì không nên dùng thuốc tránh thai để làm chậm ngày kinh. Bởi ở tuổi dậy thì, các chức năng của cơ quan sinh dục chưa hoạt động hiệu quả, nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn. Do đó việc dùng thuốc có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của các bé gái bị ảnh hưởng.

– Không lạm dụng thuốc để tránh hậu quả về sau.

– Phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể bị kìm hãm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ví dụ như rối loạn nội tiết tố, rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai, gây bệnh về tim mạch và huyết áp, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

Làm chậm chu kỳ kinh nguyệt là hành động can thiệp vào hoạt động sinh lý tự nhiên của cơ thể nữ giới. Do đó bình thường nếu không có lý do bất khả kháng, bạn không nên áp dụng phương pháp này.

Trên đây là những vấn đề xung quanh việc sử dụng thuốc làm chậm kinh nguyệt. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn có lựa chọn phù hợp khi có nhu cầu trì hoãn chu kỳ kinh của mình.

>>Xem thêm: Tất tần tật về rối loạn kinh nguyệt chị em cần phải biết