Thuốc chữa viêm đường tiết niệu nào mang lại hiệu quả cao trong điều trị?
Ngày đăng: 9.01.2024
Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình
Nhiều người thắc mắc bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Những loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu nào hiệu quả? Cần lưu ý gì khi uống thuốc chữa viêm đường tiết niệu? Bài viết này sẽ giải quyết tất cả vấn đề trên.
Mục lục bài viết
Triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu cần đi khám gấp
Viêm đường tiết niệu chủ yếu xuất phát từ vi khuẩn E.coli. Đây là loại vi khuẩn sống trong hệ tiêu hóa. Nếu vệ sinh không đúng cách, ít uống nước, nhịn tiểu quá lâu,… E.Coli sẽ xâm nhập vào bộ phận sinh dục ngoài và tấn công hệ tiết niệu của người bệnh, gây ra viêm đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu không được điều trị sớm có khả năng phát triển thành nhiễm trùng thận và viêm bàng quang nguy hiểm. Các triệu chứng cảnh báo bao gồm đi tiểu rắt, tiểu buốt, cảm giác buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu ít. Nước tiểu có thể chứa máu, mủ, mùi hôi, và có thể đi kèm với sốt hoặc gai người. Nhiều bệnh nhân đau hạ vị, sau khi xét nghiệm nước tiểu cho thấy nhiễm trùng đường tiết niệu.
Trong trường hợp viêm thận hay viêm bể thận cấp, triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn. Người bệnh cảm thấy đau hông, đau lưng, rét run, sốt cao, lưỡi bẩn, môi khô, hơi thở có mùi. Lúc này, bệnh nhân có thể đối mặt với tình trạng sốc nhiễm khuẩn, huyết áp thấp và nhiều tình trạng nghiêm trọng hơn.
Viêm đường tiết niệu không tự khỏi, vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng, quan trọng nhất là thăm bác sĩ để chẩn đoán và được kê đơn thuốc điều trị. Phần lớn trường hợp sẽ được đề xuất sử dụng kháng sinh để giảm triệu chứng và điều trị bệnh.
Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Bản chất viêm đường tiết niệu là bệnh lý lành tính. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài không có biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển nhanh chóng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trực tiếp đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh.
1. Tổn thương vĩnh viễn hệ tiết niệu
Viêm tiết niệu mạn tính nếu không được kiểm soát và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, tổn thương vĩnh viễn hệ tiết niệu không có khả năng phục hồi. Bệnh nhân tiểu ra máu kèm mủ, đau đớn kéo dài khi đi tiểu, đau cả lưng và hạ vị,… Vi khuẩn từ đường tiết niệu có thể di chuyển đến thận, gây tổn thương và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiễm trùng, suy thận. Thậm chí tử vong.
2. Vô sinh – Hiếm muộn
Nữ giới có thể đối mặt với vấn đề tắc nghẽn buồng trứng, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Nam giới nhiễm trùng sẽ bị tắc ống dẫn tinh, khiến tinh trùng khó gặp được trứng. Tái phát viêm đường tiết niệu ở nam giới có thể dẫn đến hẹp đường niệu đạo, gây đau nhức và khó khăn khi đi đại tiện. Đây đều là những nguyên nhân đáng báo động gây vô sinh hiếm muộn ở hai giới.
3. Nhiễm trùng máu và tử vong
Không điều trị bệnh có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đường tiết niệu xâm nhập vào máu, dẫn đến nhiễm trùng máu toàn thân, đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân. Phụ nữ mang thai thuộc nhóm đối tượng dễ mắc viêm đường tiết niệu. Bệnh có thể gây nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng nước ối, dọa sảy thai hoặc sinh non.
4. Suy giảm đời sống tình dục
Tình trạng viêm đường tiết niệu kéo dài có thể gây đau nhức âm đạo ở nữ giới và đau tức dương vật ở nam giới. Người bệnh không còn hứng thú với tình dục, giảm ham muốn, thậm chí sợ quan hệ do thiếu tự tin và cơn đau kéo dài.
Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? – Thuốc viêm đường tiết niệu màu xanh
Thuốc chữa viêm đường tiết niệu phổ biến ở các cơ sở uy tín hiện nay có tên là “thuốc chữa viêm đường tiết niệu màu xanh”. Sở dĩ có tên gọi này là bởi các loại thuốc này đều có màu xanh và chứa thành phần methylthioninium hoặc xanh methylen. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau.
1. Thuốc chữa viêm đường tiết niệu nhẹ
- Midasol được thiết kế để giảm viêm và sưng đau ở đường tiết niệu dưới. Thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ, liều lượng là 6 viên/ngày, uống sau bữa ăn từ 2 – 3 lần.
- TanaMisolBlue là thuốc chữa viêm đường tiết niệu chưa quá phức tạp. Nó có công dụng giảm xung huyết trong ở các vùng lân cận. Liều lượng thông thường là 2 – 3 viên, 3 lần/ngày và nên uống sau khi ăn.
- Domitazol được dùng cho những trường hợp bệnh nhân ở mức độ nhẹ. Liều lượng thường là 2 viên, chia thành 3 lần/ngày và có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
- Thuốc Miclacol Blue F được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, có tác dụng chống nấm, chống nhiễm khuẩn và nhiễm trùng một cách hiệu quả. Đối với người lớn, liều lượng là 3 lần/ngày, mỗi lần 6 viên và nên uống sau khi ăn trong khoảng 30 phút.
2. Thuốc chữa viêm đường tiết niệu nặng có biến chứng
- Thuốc Mictasol Bleu là một loại thuốc hỗ trợ kháng khuẩn và khử trùng, được sử dụng để điều trị các bệnh lý thuộc đường tiết niệu có biến chứng. Thuốc có công dụng giảm sưng đau, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Đối với những trường hợp nặng, có thể kết hợp sử dụng với thuốc kháng sinh. Liều dùng khuyến cáo là 3 lần/ngày, mỗi lần từ 6 – 9 viên.
- Micfasoblue được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng cơ quan sinh dục. Cụ thể là viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, sát khuẩn đường tiết niệu và đau vùng âm hộ,… Thuốc thường được khuyến cáo dùng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 6 – 9 viên và nên sử dụng khi đang đói.\
Thuốc chữa viêm đường tiết niệu phổ biến hiện nay
Dựa vào tính chất của bệnh, vị trí nhiễm khuẩn hoặc kết quả kháng sinh từ việc nuôi cấy nước tiểu hoặc dịch niệu đạo của bệnh nhân, phác đồ điều trị sẽ được áp dụng phù hợp. Ngoài thuốc kháng sinh, bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc hỗ trợ để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu thường được sử dụng:
1. Fosfomycin – thuốc chữa viêm đường tiết niệu
Loại thuốc này có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn và ký sinh trùng. Thông thường, những người bị viêm đường tiết niệu ở giai đoạn nhẹ mà chưa xuất hiện biến chứng thường được kê đơn thuốc này. Tuy nhiên, Fosfomycin có nhược điểm là có nguy cơ cao về kháng thuốc và tính sinh khả dụng của nó không cao. Do đó, bác sĩ thường sẽ kết hợp với các loại kháng sinh khác như macrolid, beta lactam, tetracycline… để tăng hiệu quả điều trị.
2. Bactrim – Thuốc kết hợp kháng sinh
Bactrim là một hỗn hợp của hai loại kháng sinh là Sulfamethoxazole và Trimethoprim. Đây là thuốc kháng sinh kê đơn nên bệnh nhân không nên tự mua về sử dụng. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần chú ý đảm bảo dùng đủ liều, tránh quên uống thuốc và tiếp tục sử dụng theo đúng phác đồ cho đến khi triệu chứng bệnh hoàn toàn biến mất. Điều này rất quan trọng bệnh nhân cần ghi nhớ tránh tình trạng kháng thuốc hoặc tái phát bệnh với triệu chứng nghiêm trọng hơn. Lưu ý, bệnh nhân cần uống nhiều nước để tránh hình thành sỏi thận. Bởi thuốc có thể kích thích đường tiêu hóa, người bệnh nên dùng thuốc trong hoặc sau khi ăn
3. Thuốc trị viêm đường tiết niệu Nitrofurantoin
Thuốc có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gram âm và gram dương, thường được sử dụng trong các trường hợp viêm đường tiết niệu cấp tính chưa phát sinh biến chứng, nữ giới mắc viêm bàng quang. Thuốc chống chỉ định cho trẻ dưới 6 tuổi.
4. Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? – Cephalexin
Cephalexin thuộc nhóm kháng sinh bán tổng hợp. Là một cephalosporin thế hệ 1 được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trong khoảng 7 – 10 ngày. Không nên sử dụng cho bệnh nhân có phản ứng quá mẫn với thành phần penicillin hoặc trước đó đã từng phản ứng dị ứng với nhóm cephalosporin. Các tác dụng phụ có thể xuất hiện như buồn nôn và tiêu chảy, nhưng thường là nhẹ và có thể khắc phục.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp gặp phản ứng phụ nghiêm trọng như tăng bạch cầu, viêm gan, chóng mặt, mệt mỏi, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens-Johnson,…
5. Thuốc chữa viêm đường tiết niệu Ceftriaxone
Thuốc này chứa kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3, được sử dụng dưới dạng tiêm. Được áp dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram âm, đặc biệt là trong trường hợp viêm đường tiết niệu – thận. Ceftriaxone chỉ được dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng. Thuốc không phù hợp cho người có tiền sử phản vệ với penicillin hoặc dị ứng với cephalosporin.
6. Thuốc kháng sinh Fluoroquinolones
Do thuốc này tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như yếu cơ, đau cơ, viêm gân, đứt gân, ảnh hưởng đến thị lực, chức năng hệ tim mạch và thần kinh,… Nên chỉ khi bệnh nhân mắc phải nhiễm trùng phức tạp và nghiêm trọng ở thận và không còn lựa chọn điều trị khác hiệu quả hơn, bác sĩ mới quyết định kê đơn cho loại thuốc này.
Ngoài ra, để giảm thiểu cảm giác khó chịu khi đi tiểu, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc bổ trợ làm tê bàng quang, thuốc hạ sốt, giảm đau,… Đối với những trường hợp viêm đường tiết niệu tái phát thường xuyên, quá trình điều trị có thể kéo dài với liều kháng sinh nhẹ, thời gian dùng thuốc từ 6 tháng trở lên.
Lưu ý khi uống thuốc chữa viêm đường tiết niệu
Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng thuốc uống trị viêm đường tiết niệu, người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
- Bệnh nhân bắt buộc phải thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và nắm rõ tình trạng bệnh lý của mình. Chỉ dùng thuốc khi đã có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý kê đơn và uống kháng sinh bừa bãi. Nếu không, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ kháng thuốc, nhờn thuốc, viêm nhiễm và biến chứng nặng hơn.
- Thông báo chi tiết với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm cả kháng sinh và thực phẩm chức năng, vì có những loại thuốc không được kết hợp sử dụng cùng nhau.
- Uống thuốc đúng liều, đủ lượng, tránh tự ý điều chỉnh liều lượng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Hạn chế quên liều, nếu quên, hãy uống bù liều ngay khi nhớ hoặc bỏ qua nếu thời gian quên gần đến lịch trình uống thuốc tiếp theo.
- Đối với các đối tượng như phụ nữ có thai, đang cho con bú, người suy thận, người mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc có bệnh nền khác, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc.
- Nước tiểu có thể màu xanh khi sử dụng thuốc, điều này là bình thường và sẽ kết thúc sau khi ngừng thuốc.
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ phản ứng phụ bất thường
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, và duy trì vệ sinh cá nhân. Đặc thù thuốc chữa viêm đường tiết niệu hầu hết là kháng sinh, do đó bệnh nhân cần ăn no với loại thuốc được chỉ định uống sau khi ăn.
TẠM KẾT
Bài viết đã tổng hợp một số loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu phổ biến hiện nay. Tuy nhiên cần khẳng định lại, bệnh nhân bắt buộc phải đến bệnh viện kiểm tra để được bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa nếu không muốn xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì phải do bác sĩ kê đơn và quyết định.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng gọi điện qua hotline 0332.358.909 (Tổng đài trực 24/24) hoặc tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết nhất.