Ung thư cổ tử cung – Bệnh lý đe dọa sức khỏe hàng đầu ở nữ giới

Ngày đăng: 16.02.2024

Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm

Ung thư cổ tử cung là bệnh phụ khoa cực kỳ nguy hiểm. Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy ung thư cổ tử cung có chết không?

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư bắt nguồn từ các tế bào khác thường, không kiểm soát được trên bề mặt cổ tử cung của nữ giới. Các tế bào bất thường này có thể lây lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể như: Phổi; bàng quang; âm đạo; trực tràng.

Theo số liệu thống kê, năm 1990 chỉ có khoảng gần 200.000 người/năm nhưng đến năm 2015 con số này đã lên đến gần 400.000.

Theo như báo cáo của Bộ y tế về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025. Hiện nay ở nước ta có đến 80 % nữ giới bị ung thư tử cung, khi làm xét nghiệm đều có chứa virus hpv.

Ung thư cổ tử cung chia thành các loại nào?

  • Ung thư biểu mô tế bào gai (Squamous cell carcinoma)

Đây là dạng ung thư bắt nguồn từ các tế bào mỏng hoặc phẳng lót nằm ở phía ngoài cổ tử cung.

Theo thống kê, thì ung thử biểu mô tế bào gai là dạng ung thư tử cung phổ biến nhất. Loại ung thư này chiếm khoảng 80 – 85% tổng số các trường hợp bị ung thư tại tử cung.

  • Ung thư biểu mô tuyến

Ung thư biểu mô tuyến có tên tiếng anh là Adenocarcinoma. Đây là dạng ung thư xảy ra tại các tế bào tuyến dòng  nằm ở phần trên của cổ tử cung. Loại ung thư biểu mô tuyến chiếm từ 10 – 20% tổng số bệnh nhân bị ung thư tử cung.

  • Các dạng ung thư khác

Ngoài ra, ung thư biểu mô tế bào nhỏ; ung thư biểu mô tuyến – tế bào gai; ung thư mô liên kết tuyến…. cũng là dạng khác của ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, các loại ung thư này không có sự xuất hiện của virus HPV.

Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

Phát hiện ung thư tử cung càng sớm thì càng có lợi. Nếu được phát hiện sớm, cơ hội điều trị thành công và chữa khỏi sẽ tăng cao. Tuy nhiên, nếu chẩn đoán bị trì hoãn, bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn. Nếu để ung thư tiến triển, quá trình điều trị có thể ít thành công hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bạn có thể phát hiện ung thư tử cung thông qua các dấu hiệu đặc trưng như:

  • Dịch âm đạo (huyết trắng) ra nhiều

Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, theo dạng loãng lại kèm thêm chất nhầy có lẫn tia máu, dịch có mùi hôi khó chịu…. là dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư tử cung giai đoạn đầu. Nữ giới cần thăm khám và điều trị ngay, việc điều trị sẽ đơn giản, hiệu quả trị bệnh cao.

  • Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn

Dấu hiệu tiếp theo giúp bạn nhận biết bản thân bị ung thư tại cổ tử cung chính là kinh nguyệt thường xuyên bị rối loạn.

Cổ tử cung khi bị bệnh, chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Chu kỳ kinh dao động không ổn định, máu kinh ra nhiều; số ngày hàng kinh thường kéo dài một cách bất thường. Máu kinh sẽ không còn màu đỏ mà chuyển sang mà đen sẫm.

  • Tiểu tiện bất thường

Tiểu tiện bất thường không chỉ là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa mà đây còn là dấu hiệu của bệnh ung thư tử cung. Khi các tế bào ung thư phát triển mạnh sẽ nhanh chóng xâm lấn và chèn ép sang các bộ phận khác, bao gồm bàng quang; đường tiết niệu… Khiến bạn gặp khó khăn trong việc tiểu tiện như tiểu khó, tiểu buốt, trong nước tiểu có lẫn máu.

  • Xuất hiện các cơn đau

Khi mới bị ung thư cổ tử cung, bạn sẽ bị những cơn đau ở vùng chậu hành hạ. Cơn đau này sẽ lan dần sang các bộ phận khác như đau ở thắt lưng, bụng dưới.

Ngoài ra, khi quan hệ tình dục bạn sẽ bị đau vùng kín và xuất huyết âm đạo một cách bất thường.

  • Thiếu máu

Bệnh nếu như không được phát hiện và điều trị sớm mà kéo dài sẽ khiến lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể bị suy giảm. Thay vào đó, hàm lượng bạch cầu sẽ tăng lên. Người bệnh vì thế sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn, năng lượng suy giảm. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ nhanh chóng bị thiếu máu.

Tuy nhiên, không phải người bệnh nào bị ung thư tử cung cũng đều có đầy đủ các triệu chứng này. Hơn nữa, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cũng có các dấu hiệu tương tự.

Do đó, khi thấy bản thân có các dấu hiệu kể trên. Các bạn không được chủ quan, bỏ qua hoặc tự mua thuốc về điều trị. Thay vào đó, cần thăm khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để chẩn đoán bệnh chính xác, điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả.

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Nắm bắt được dấu hiệu gây bệnh sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh, giúp bảo vệ sức khỏe. Theo các chuyên gia Sản phụ khoa, có rất nhiều nguyên nhân khiến nữ giới bị ung thư cổ tử cung. Trong đó, cần phải kể đến các nguyên sau:

  • Do virus hpv

HPV là loại virus cực nguy hiểm, có thể gâybệnh sùi mào gà – Bệnh xã hội nguy hiểm, thường lây truyền qua đường tình dục không an toàn.

virus hpv 16 18

Loại virus hpv có thể ký sinh ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường sinh sôi nhanh và phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt. Và khi bạn bị nhiễm virus hpv ở tuýp 16, 18 + khả năng cao sẽ bị ung thư nếu không điều trị sớm.

Theo báo cáo từ Bộ y tế về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016 – 2025. Hiện nay ở nước ta có đến 80 % nữ giới bị ung thư tử cung, khi làm xét nghiệm đều có chứa virus hpv.

  • Do mang thai quá sớm
mang thai quá sớm ở trẻ vị thành niên
mang thai quá sớm ở trẻ vị thành niên

Nếu bạn mang thai và sinh con ở độ tuổi dậy thì, khả năng cao sẽ bị ung thư tử cung. Nguyên nhân là bởi, cơ quan sinh dục của bạn phát triển chưa hoàn thiện.

  • Do nạo phá thai
Nguyên nhân do nạo phá thai
Nguyên nhân do nạo phá thai

Việc bạn nạo phá thai tại những cơ sở y tế kém chất lượng. Quá trình phá thai không đảm bảo an toàn sẽ khiến bạn dễ bị viêm nhiễm chéo. Bên cạnh đó, tử cung bị bào mòn. Khi bị nấm, vi khuẩn xâm nhập chúng sẽ gây viêm, đồng thời tăng nguy cơ bị ung thư tử cung.

  • Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, bạn có thể bị ung thư do vệ sinh vùng kín kém sạch; sinh nở nhiều lần; hệ miễn dịch bị suy giảm; thường xuyên uống bia rượu hoặc quan hệ tình dục không an toàn.….

Ung thư cổ tử cung có chết không?

CÓ. Ở nước ta số lượng ca mắc mới năm 2020 là 4.132 ca, chiếm 2.3%. Trong đó có 2223 trường hợp tử vong, xếp thứ 12 trong các loại ung thư.

theo thống kê từ Bộ Y Tế

Lý giải cho điều này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: ung thư tử cung nếu như không điều trị hoặc điều trị muộn. Tế bào ung thư sẽ di căn sang các bộ phận lân cận như bàng quang; trực tràng…. Khiến chức năng của các bộ phận này bị phá hủy, thậm chí gây tử vong.

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết thêm, ung thư tử cung có chết hay không còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Nếu bạn đang bị ung thư giai đoạn 0, tức là các tế bào ung thư chưa phát triển, chỉ mới ở bề mặt của tử cung. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Với những bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của bệnh, các tế bào ung thư đã dần hình thành. Việc thăm khám và điều trị đúng cách, chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học lành mạnh. Khả năng sống của người bệnh sẽ kéo dài trên 5 năm.

Nhưng nếu bạn không khám và điều trị bệnh từ sớm, các tế bào ung thưu sẽ phát triển và lan rộng. Bệnh chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn 3, thời gian sống của bạn sẽ rút ngắn xuống.

Ngoài việc đe dọa đến tính mạng, việc điều trị bệnh muộn còn khiến bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Âm đạo – Trực tràng bị rò
  • Mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng
  • Bị thiếu máu trầm trọng

Biến chứng, hệ lụy do ung thư tử cung gây ra quả thực rất nặng nề. Không chỉ sinh hoạt hàng ngày mà còn đe dọa đến tính mạng. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo nữ giới cần thăm khám phụ khoa định kỳ hàng năm. Bên cạnh đó, khi thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường cũng cần thăm khám ngay.

Việc thăm khám và điều trị bệnh sớm có vai trò rất quan trọng trong việc kéo dài thời gian sống của người bệnh. Vì thế, bạn không nên chủ quan cũng như bỏ qua bất cứ dấu hiệu bất thường nào của bệnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nữ giới khi thấy bất cứ dấu hiệu nào kể trên hoặc có các yếu tố sau cần thăm khám bác sĩ phụ khoa thường xuyên:

  • Vùng kín bị ngứa, đau rát, có mùi hôi
  • Khí hư bất thường
  • Đau khi quan hệ
  • Xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh
  • Tiểu tiện gặp khó khăn
  • Chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên không ổn định

Chẩn đoán bệnh bằng cách nào?

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và hỏi về các triệu chứng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm cần thiết như:

  • Xét nghiệm hpv
  • Phát hiện các tế bào bất thường tại cổ tử cung bằng xét nghiệm PAP – Smear.
  • Soi cổ tử cung, giúp bác sĩ biết được vị trí, kích thước của khối u do tế bào ung thư tạo ra.
  • Làm sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy một mô nhỏ từ khu vực tổn thương ở cổ tử cung để kiểm tra tế bào ung thư.

Ngoài ra, để tìm ra các khối u hay sự bất thường nào khác, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số các xét nghiệm như: xét nghiệm máu; chụp CT; chụp X- quang; siêu âm và chụp cộng hưởng từ .

Điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào?

Mặc dù ung thư tử cung là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có thể tước đi mạng sống của người bệnh. Nhưng nếu bệnh được thăm khám và điều trị sớm, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Vì thế, việc điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Hiện nay, với sự phát triển của ngành Y khoa, bệnh ung thư tử cung sẽ được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh, sau khi thăm khám các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả. Cụ thể:

  • Điều trị bằng phương pháp hóa trị

Phương pháp hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc đặc hiệu để chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư, khiến chúng bị tiêu diệt và chết đi.

Thuốc chữa ung thư bao gồm thuốc uống, thuốc tiêm vào tĩnh mạch. Sử dụng loại thuốc nào cũng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Việc điều trị bằng thuốc chỉ an toàn và hiệu quả khi người bệnh biết phổi hợp với bác sĩ. Do đó, trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ tuyệt đối vào chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng nên trao đổi ngay với bác sĩ.

  • Điều trị bệnh bằng bức xạ

Điều trị bệnh bằng phương pháp bức xạ tức là bác sĩ sẽ sử dụng tia có năng lượng cực cao để chiếu trực tiếp vào các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, với phương pháp điều trị này, các tế bào ung thư vẫn có thể tái laioj và phát triển. Thậm chí, tế bào ung thư còn xâm lấn sang các bộ phận lân cận. Đối với phương pháp điều trị bức xạ, bắt buộc bạn cần điều trị nhiều lần.

  • Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật chính là phương pháp ngoại khoa. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ y tế chuyên khoa để cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tử cung của người bệnh.

Mục đích của phương pháp phẫu thuật chính là ngăn ngừa sự phát triển trở lại của các tế bào ung thư.

Phương pháp phẫu thuật thường áp dụng cho những bệnh nhân giai đoạn đầu. Khi áp dụng phương pháp này, đồng nghĩa với việc chị em sẽ không thể mang thai và sinh nở được.

Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự tái nhiễm của bệnh

Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chế độ sinh hoạt hàng ngày của bạn cũng góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn cũng như hạn chế sự tái phát của bệnh, cụ thể:

  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh và chung thủy
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhất là những thực phẩm giàu vitamin C từ hoa quả và rau xanh.
  • Không sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như rượi, bia, thuốc lá hay đồ uống có ga như các loại nước ngọt.
  • Hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng, hoặc thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
  • Không thức quá khuya, tránh để bản thân bị stress
  • Tái thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Biện pháp hữu ích giúp bạn phòng ngừa- tránh xa ung thư cổ tử cung

  • Tiêm phòng vắc xin hpv

Là một trong những biện pháp phòng tránh bệnh ung thư tử cung cực kỳ hiệu quả. Theo khuyến cáo, các bé gái từ 9 tuổi trở lên là có thể tiêm vắc xin hpv.

  • Xây dựng cho bản thân chế độ sinh hoạt hàng ngày hợp lý

Một sức khỏe tốt sẽ giúp bạn phòng tránh được nhiều bệnh lý, trong đó có cả ung thư tử cung. Bạn cần bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe để nâng cao sức đề kháng.

Bên cạnh đó, bạn cần tập luyện thể dục thể thao thường xuyên như đi bộ, tập Yoga… để nâng cao sự dẻo dai và sức đề kháng cho cơ thể.

  • Không được quan hệ tình dục quá sớm

Việc quan hệ tình dục ở độ tuổi vị thành niên sẽ khiến bạn dễ bị virus hpv xâm nhập và gây bệnh. Nếu quan hệ, bạn cần quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp phòng hộ.

  • Không thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai hàng ngày hay thuốc tránh thai khẩn cấp là một trong những biện pháp ngừa mang thai được nhiều chị em sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thường xuyên sẽ khiến bạn phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Một trong những tác dụng phụ cực nguy hiểm mà thuốc tránh thai có thể gây ra chính là khả năng gây ung thư cổ tử cung.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách
  • Thăm khám và điều trị dứt điểm khi bản thân bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Bệnh ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý ung thư nguy hiểm hàng đầu ở nữ giới. Bệnh không chỉ gây viêm nhiễm diện rộng, khiến chị em bị vô sinh hiếm muộn mà còn đe dọa đến tính mạng. Vì thế, việc phòng tránh bệnh, cũng như thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ là rất cần thiết.

Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến ung thư cổ tử cung hoặc các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe sinh sản cần giải đáp thì hãy gửi câu hỏi cho bác sĩ trong KHUNG CHAT hoặc liên hệ theo số điện thoại 0332.358.909 (Tổng đài trực 24/24) hoặc tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được bác sĩ tư vấn miễn phí chi tiết nhất.

chat ngay