Bệnh xã hội là gì? Dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng tránh

Ngày đăng: 29.02.2024

Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm

Bệnh xã hội có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ mắc bệnh xã hội ở Việt Nam đang ở mức cao và không ngừng tăng lên trong những năm gần đây.

Tìm hiểu về các bệnh xã hội phổ biến cũng như triệu chứng và con đường lây nhiễm giúp bạn đọc có kiến thức phòng ngừa và chủ động thăm khám sớm.

Bệnh xã hội là gì?

Bệnh xã hội (Social Disease) có tên gọi khác là bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh hoa liễu. Đây là nhóm bệnh truyền nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn.

Thống kê cho thấy có hơn 20 loại bệnh xã hội nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay, bao gồm: sùi mào gà, bệnh lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục, Chlamydia, HIV/AIDS….

Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh: Bệnh lây truyền qua đường tình dục cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bởi các căn bệnh này rất khó điều trị, thậm chí không thể chữa khỏi hoàn toàn, đặc biệt là bệnh HIV/AIDS, viêm gan B…

Bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc các bệnh xã hội. Tuy nhiên nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là:

  • Nam, nữ giới có nhiều hơn một bạn tình, thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn
  • Người có quan hệ tình dục với đối tác đã từng có nhiều bạn tình
  • Đối tượng mua bán tình dục và những người hành nghề mại dâm
  • Trẻ vị thành niên, thanh niên thiếu kiến thức về tình dục an toàn
  • Những đứa trẻ được sinh ra bởi cha mẹ mắc bệnh xã hội
  • Những người có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém

Bệnh xã hội lây qua đường nào?

Theo các chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, bệnh xã hội có thể lây truyền qua đường tình dục và không qua tình dục. Cụ thể như sau:

Quan hệ tình dục không an toàn

Bệnh xã hội lây nhiễm khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su
Bệnh xã hội lây nhiễm khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su

Bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn, bao gồm quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng. Với thắc mắc “Quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội không?”, câu trả lời là .

Chính vì thế, những người có đời sống tình dục phức tạp, quan hệ không an toàn với người có nhiều đối tác tình dục, quan hệ với đối tượng mại dâm có nguy cơ mắc bệnh hoa liễu cao hơn những người khác.

Lây truyền từ mẹ sang con

Nếu phụ nữ mang thai mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mẹ khi sinh nở.

Bệnh xã hội có thể lây truyền từ mẹ sang con
Bệnh xã hội có thể lây truyền từ mẹ sang con

Bởi trong quá trình sinh thường, trẻ nhỏ có thể tiếp xúc với dịch tiết chứa vi khuẩn, virus tại âm đạo, cổ tử cung; dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm da, viêm mắt, viêm đường hô hấp… nghiêm trọng hơn là tắc nghẽn đường thở.

Dùng chung đồ dùng cá nhân

Một số loại vi khuẩn, virus có khả năng tồn tại trong thời gian dài ngoài cơ thể, đặc biệt là trong không gian kín, nóng ẩm như nhà tắm, nhà vệ sinh. Chúng thường trú ngụ tại khăn tắm, khăn mặt, dao cạo râu, bàn chải, quần lót…

Bệnh xã hội lây nhiễm khi dùng chung đồ dùng cá nhân
Bệnh xã hội lây nhiễm khi dùng chung đồ dùng cá nhân

Nếu một người khỏe mạnh dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh, các tác nhân gây hại có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh .

Lây truyền qua vết thương hở

Lây nhiễm bệnh xã hội qua vết thương hở
Lây nhiễm bệnh xã hội qua vết thương hở

Vi khuẩn, virus gây bệnh xã hội tồn tại trong dịch tiết, máu, dịch mủ tại vết thương của người bệnh. Nếu vô tình tiếp xúc với dịch tiết chứa mầm bệnh thì chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ lây nhiễm bệnh, nhất là khi trên cơ thể có vết thương hở.

Bệnh xã hội thường gặp ở nam giới và nữ giới

Dưới đây là danh sách các bệnh xã hội thường gặp ở nam giới và nữ giới:

Bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay do virus HPV gây ra. Sau khoảng thời gian ủ bệnh từ 3 tuần đến 9 tháng, cả nam và nữ giới sẽ nhận thấy một số triệu chứng điển hình như:

  • Xuất hiện nốt u nhú, mụn sùi có kích thước nhỏ từ 1-3 mm, màu hồng nhạt, màu da hoặc nâu, xám mọc lên tại chân tay, mắt, miệng, hậu môn, đặc biệt là cơ quan sinh dục.
  • Các nốt mụn hình tròn hoặc hình bầu dục, bề mặt sần sùi, ẩm ướt mọc rải rác và không gây đau đớn.
  • Sau một thời gian, nốt mụn mọc dày đặc, chụm lại với nhau thành từng mảng với kích thước đa dạng, hình dáng như bông súp lơ hoặc mào gà.
  • Mụn sùi mào gà to, dễ vỡ khi chạm nhẹ hoặc cọ xát, dẫn đến chảy dịch lỏng có mùi hôi và gây ngứa rát.
  • Vùng kín sưng tấy, mẩn đỏ
  • Đau, khó chịu khi quan hệ tình dục
Hình ảnh các nốt sùi mào gà
Hình ảnh các nốt sùi mào gà

Sùi mào gà không chỉ gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh. Một số trường hợp nhiễm virus HPV tuýp 16, 18 đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hầu họng… Những căn bệnh này nếu không phát hiện sớm và điều trị hiệu quả sẽ tiến triển nặng, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Bệnh lậu

Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Bệnh lây lan nhanh nhất khi quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, đường miệng hoặc hậu môn.

Các triệu chứng của bệnh lậu
Các triệu chứng của bệnh lậu

Thời gian ủ bệnh của các bệnh xã hội không giống nhau. Đối với bệnh lậu, khoảng thời gian này thường kéo dài từ 1 – 14 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng sau:

  • Ở nam giới, dương vật, tinh hoàn sưng đỏ, đau tức khi cương cứng. Lỗ sáo chảy dịch mủ màu vàng xanh, trắng đục
  • Ở nữ giới, lỗ niệu đạo sưng tấy, viêm đỏ. Âm đạo tiết dịch màu trắng kem hoặc xanh, chảy máu âm đạo bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đau tức vùng bụng dưới, cơn đau có thể lan xuống hậu môn
  • Tiểu tiện nhiều lần, tiểu đau buốt, nóng rát dọc niệu đạo
  • Giảm ham muốn tình dục, đau khi quan hệ và xuất tinh
  • Sốt, cơ thể mệt mỏi và đau nhức

Khuẩn lậu khi xâm nhập vào cơ thể sẽ không ngừng sinh sôi, phát triển và gây tổn thương cơ quan sinh dục. Theo thời gian, khuẩn lậu sẽ lây nhiễm ngược dòng, gây viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh… (ở nam giới) và gây viêm tắc vòi trứng, viêm buồng trứng (ở nữ giới). Nếu không can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh sản diện rộng, dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.

Bệnh mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là bệnh xã hội phổ biến do virus HSV (Herpes simplex) gây ra. Thông thường, người bệnh rất khó phát hiện bản thân mắc bệnh do các triệu chứng bệnh không điển hình. Một số khác không nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong thời gian đầu.

Hình ảnh nốt mụn rộp vỡ chảy ra dịch
Hình ảnh nốt mụn rộp vỡ chảy ra dịch

Dưới đây là dấu hiệu nhận biết bệnh mụn rộp sinh dục bạn đọc cần lưu ý:

  • Xuất hiện các nốt mụn nước li ti màu đỏ mọc thành từng chùm tại cơ quan sinh dục, khoang miệng, ống hậu môn và vùng da xung quanh hậu môn
  • Khi nốt mụn to dần, vỡ ra sẽ chảy dịch, chảy máu, khiến vùng da xung quanh viêm nhiễm, lở loét
  • Nữ giới mắc bệnh sẽ thấy âm đạo tiết nhiều khí hư có mùi hôi, kèm theo đau nhức vùng xương chậu
  • Nóng rát, đau buốt khi đi tiểu
  • Sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau nhức toàn thân…

Mụn rộp sinh dục được xếp vào danh sách các bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay. Việc khám chữa bệnh chậm trễ có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến khả năng sinh sản về sau.

Bệnh giang mai

Tổn thương trên da do xoắn khuẩn giang mai gây ra
Tổn thương trên da do xoắn khuẩn giang mai gây ra

Nhắc đến bệnh hoa liễu, không thể bỏ qua giang mai – căn bệnh vô cùng nguy hiểm do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Sau khoảng 3 tuần kể từ khi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gây nên những tổn thương trên da và bộ phận sinh dục với 4 giai đoạn phát triển như sau:

  • Giai đoạn 1 (Giai đoạn khởi phát)
  • Xuất hiện các vết trợt nông (săng mai) hình tròn hoặc bầu dục với kích thước khoảng 0,5-2 cm, màu đỏ tươi tại cơ cơ quan sinh dục, khoang miệng, hậu môn… và nổi hạch vùng bẹn đùi.
  • Các vết săng không gây đau và khó chịu, chúng tự biến mất sau 3 – 6 tuần.
  • Giai đoạn 2 (Giai đoạn phát triển)
  • Sau 4 – 8 tuần kể từ khi vết săng đầu tiên xuất hiện, nhiều vết phát ban màu hồng đỏ ẩn dưới da mọc lên tại lòng bàn tay, chân, ngực, bụng, gọi là sẩn giang mai
  • Nổi hạch khắp cơ thể, đặc biệt là tại các vị trí như cổ, nách, háng
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, đau cơ, đau đầu, đau nhức các khớp, sụt cân, rụng tóc…
  • Các triệu chứng trên tự biến mất sau 2-6 tuần mà không cần dùng thuốc điều trị
  • Giai đoạn 3 (Giai đoạn tiềm ẩn)

Giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng cụ thể nào. Bệnh không tự khỏi mà đang tiến triển âm thầm sang giai đoạn mãn tính.

  • Giai đoạn 4 (Giai đoạn cuối)

Giai đoạn mãn tính khởi phát sau vài năm, thậm chí chục năm kể từ khi xuất hiện vết săng đầu tiên. Xoắn khuẩn giang mai lúc này đã xâm nhập vào máu và các cơ quan trong cơ thể như não, tim, gan, xương khớp, hệ thần kinh. Lúc này, người bệnh sẽ gặp biến chứng đau tim, đau xương, mù lòa, liệt tứ chi, tê liệt thần kinh, mất trí nhớ…, thậm chí là nguy hại đến tính mạng.

Xét nghiệm bệnh xã hội gồm những gì?

Bệnh xã hội nếu không phát hiện, điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau. Do đó, việc thực hiện các xét nghiệm bệnh xã hội giúp tầm soát, phát hiện sớm nguy cơ tiềm ẩn để từ đó có phương án khám chữa bệnh hiệu quả.

Tùy thuộc vào từng diện bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp như:

Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm

Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm được chỉ định trong các trường hợp xuất hiện triệu chứng lâm sàng trên da như nổi mụn thịt, mụn sùi, u nhú.

Bác sĩ lấy mẫu vật phẩm, sau đó mang đi xét nghiệm để tìm kiếm sự tồn tại của vi khuẩn, virus. Xét nghiệm này giúp xác định căn bệnh đang mắc phải với độ chính xác cao và cho kết quả nhanh.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh xã hội không? Có. Xét nghiệm máu tổng quát giúp phát hiện sớm các bệnh về máu, bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh tim, gan thận, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV/AIDS…

Do đó, nữ giới có biểu hiện bất thường, nghi ngờ bản thân mắc bệnh nên đến cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm máu.

Xét nghiệm dịch tiết

Do vi khuẩn, virus gây bệnh xã hội tồn tại trong dịch tiết người bệnh nên bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch âm đạo (ở nữ giới) và dịch tại lỗ niệu đạo (ở nam giới) để xét nghiệm. Xét nghiệm dịch giúp phát hiện sớm bệnh lậu, sùi mào gà và bệnh giang mai.

Xét nghiệm RPR, TPHA định tính, định lượng

Người bệnh có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ mắc bệnh giang mai sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm TPHA và TPHA để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh giang mai. Trong đó, xét nghiệm TPHA nhằm tìm kiếm sự hiện diện của kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai trong huyết tương, giúp chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Bệnh xã hội có chữa được không?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Không phải tất cả các bệnh xã hội đều có thể chữa khỏi được. Bệnh xã hội do virus HSV, virus HBV (gây bệnh viêm gan B), virus HIV (gây bệnh HIV/AIDS) hiện nay chỉ có thuốc ức chế virus, chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu, hạ cam, giang mai… có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc áp dụng các phương pháp chữa trị không hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đồng thời gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

Ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường và nghi ngờ bản thân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hãy đến ngay các bệnh viện, phòng khám bệnh xã hội ở Hà Nội để thăm khám, chẩn đoán kịp thời. Nếu bạn chưa biết khám bệnh lây truyền qua đường tình dục ở đâu, có thể tham khảo một số bệnh viện khám bệnh xã hội uy tín như bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108, bệnh viện Thanh Nhàn…

Với mong muốn khám sàng lọc các bệnh xã hội tại địa chỉ y tế uy tín, riêng tư, kín đáo, làm việc ngoài giờ hành chính với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, bạn có thể tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội. Phòng khám hiện đang cung cấp gói xét nghiệm bệnh xã hội với chi phí hợp lý, bao gồm đầy đủ hạng mục xét nghiệm cần thiết, đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác nhất.

Cách phòng tránh bệnh xã hội hiệu quả

Dưới đây là cách phòng tránh bệnh xã hội hiệu quả bạn đọc cùng tham khảo:

  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su khi quan hệ giúp ngăn chặn nguy cơ lây lan các bệnh xã hội
  • Chung thủy một vợ một chồng, tránh xa “tình một đêm” và các mối quan hệ ngoài luồng
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.
  • Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân
  • Trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản và các bệnh xã hội để bảo vệ bản thân tốt hơn
  • Khi có triệu chứng bất thường nghi ngờ bản thân mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác. Nếu không may mắc bệnh xã hội, cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, nên kiêng quan hệ tình dục và thường xuyên tái khám theo lịch hẹn để đảm bảo tiến triển bệnh tốt.

Bài viết đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh xã hội, con đường lây nhiễm cũng như các triệu chứng bệnh thường gặp.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY, hoặc gọi đến hotline 0332.358.909 (Tổng đài trực 24/24) hoặc tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được bác sĩ tư vấn miễn phí chi tiết nhất nhé.

chat ngay