Viêm âm đạo: Bệnh lý phổ biến ở nữ giới, không nên coi thường
Ngày đăng: 23.05.2017
Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình
Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, nấm,… gây ra. Đây là bệnh lý phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi 15 đến 44. Theo thống kê, phần lớn nữ giới bị viêm nhiễm vùng kín ít nhất một lần trong đời.
Mục lục bài viết
1. Dấu hiệu viêm âm đạo
Dịch tiết từ âm đạo của phụ nữ thường có màu trắng hoặc hơi đục. Đây là cơ chế tự nhiên giúp âm đạo làm sạch tế bào chết và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
Dịch tiết bình thường không tạo ra cảm giác đau hoặc ngứa ngáy. Và lượng tiết cũng thay đổi tùy thuộc vào thời điểm. Có thể là một lượng nhỏ và loãng hoặc nhiều và đặc hơn.
Tuy nhiên, nếu âm đạo của bạn có những biểu hiện bất thường như:
- Dịch âm đạo thay đổi màu sắc sang vàng hoặc trắng đục, bốc mùi hôi
- Lượng dịch tiết nhiều đột ngột
- Ngứa, kích ứng, đau khi quan hệ tình dục
- Rát, buốt khi đi tiểu
- Chảy máu âm đạo nhẹ
Đây là triệu chứng của viêm âm đạo cần khám và có giải pháp phù hợp. Đặc biệt, nếu xuất hiện kèm các biểu hiện sau đây, chị em tuyệt đối không chủ quan mà phải đến phòng khám chuyên khoa gấp:
- Từng bị nhiễm trùng âm đạo;
- Trong 2 tuần đến 1 tháng quan hệ tình dục không an toàn. Ví dụ như quan hệ một lúc nhiều bạn tình, không có biện pháp bảo vệ chống nhiễm trùng nền (STD) khi quan hệ. Thực hiện quan hệ đường miệng hoặc hậu môn;
- Vừa hoàn thành chu kỳ điều trị viêm phụ khoa bằng thuốc chống nấm nhưng các triệu chứng vẫn tồn tại;
- Sốt, cảm giác ớn lạnh hoặc đau ở khu vực chậu.
2. Nguyên nhân gây viêm âm đạo
2.1. Nấm men (Candida)
Bệnh lý nhiễm trùng âm đạo do nấm Candida là hậu quả của sự gia tăng đột ngột số lượng nấm men trong môi trường âm đạo.
Candida sống trong âm đạo nữ giới; tồn tại cả trong miệng và đường tiêu hóa của cả nam và nữ. Khi có tác động mạnh từ bên ngoài, các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt. Tạo điều kiện cho nấm men phát triển quá mức và gây nhiễm trùng.
Điển hình như sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất dễ bị nấm candida tấn công.
Ngoài kháng sinh, những yếu tố như thai nghén, biến động hormone và bệnh đái tháo đường cũng có thể làm đảo lộn sự cân bằng tự nhiên này.
Triệu chứng của viêm âm đạo do nấm men bao gồm:
- Dịch tiết âm đạo đặc, chuyển sang màu trắng ngà và không mùi.
- Âm đạo và âm hộ ngứa và đỏ
- Vùng kín sưng lên và tiết dịch nhiều
- Da vùng âm hộ trở nên khô rát
- Cảm giác nóng bỏng và buốt mỗi khi đi tiểu.
2.2. Vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) là một trong những bệnh nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ độ tuổi sinh sản.
Nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo do sự kết hợp của các vi khuẩn thường có trong âm đạo. Khiến cho cân bằng pH bị rối loạn và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Khi mắc phải viêm vùng kín do vi khuẩn, phụ nữ thường thấy dịch âm đạo có mùi hôi bất thường, thường là mùi tanh, loãng và có màu trắng đục. Mùi hôi rõ ràng hơn sau khi giao hợp.
Đỏ hoặc ngứa âm đạo không phải là triệu chứng của viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn phổ biến. Trừ khi có sự đồng nhiễm với BV và nấm men. Thậm chí, một số người bệnh có thể không có triệu chứng gì cho đến khi khám phụ khoa định kỳ.
BV không phải là bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Nhưng thường xuất hiện ở những người có hoạt động tình dục đều đặn.
Yếu tố nguy cơ gây ra viêm âm đạo do vi khuẩn thường bao gồm: có nhiều đối tác tình dục, thụt rửa âm đạo thường xuyên và hút thuốc lá.
Vì BV do vi khuẩn gây ra, việc sử dụng thuốc điều trị nấm men sẽ không có tác dụng. Ngược lại, việc sử dụng thuốc không đúng có thể làm tăng nguy cơ tồn tại và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
2.3. Viêm âm đạo do nhiễm trichomonas chlamydia và viêm do virus
Trichomonas là thuộc nhóm bệnh lây truyền qua tình dục không an toàn. Do sinh vật đơn bào Trichomonas vaginalis gây ra. Khi xâm nhập vào âm đạo gây ra tiết ra dịch màu vàng xanh có bọt và có mùi hôi. Nữ giới mắc viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis thường trải qua các triệu chứng như: ngứa, đau âm đạo và âm hộ, nóng rát khi đi tiểu. Bệnh nhân cảm giác bị đau và khó chịu ở bụng dưới, đau khi quan hệ. Những triệu chứng này thường trở nên nặng hơn sau kỳ kinh nguyệt.
Bệnh này dễ lây truyền qua đường tình dục, vì vậy để đạt hiệu quả cao trong việc điều trị, cả người mắc bệnh và đối tác cần được chữa trị đồng thời. Hơn nữa, quan hệ tình dục cần được kiêng kỵ tuyệt đối trong vòng 7 ngày sau khi điều trị.
2.4. Chlamydia
Chlamydia – bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục xếp vào nhóm phổ biến nhất. Đáng tiếc, hầu hết phụ nữ mắc chlamydia không có triệu chứng, làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Một số người có thể thấy dịch âm đạo tiết ra bất thường. Có chảy máu nhẹ sau khi giao hợp (do cổ tử cung mềm), đau ở vùng bụng dưới và vùng chậu.
Viêm âm đạo do Chlamydia thường xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ trẻ (18-35 tuổi) có nhiều đối tác tình dục. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhưng tốt nhất là ngăn ngừa bệnh bằng cách duy trì một lối sống tình dục lành mạnh. Chẳng hạn như dùng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Tương tự như Trichomonas, điều trị Chlamydia cũng đòi hỏi sự chăm sóc đồng thời ở cả người mắc và đối tác.
2.5. Do virus tấn công
Virus là một trong những nguyên nhân gây viêm âm đạo. Trong đó, herpes simplex (HSV) là nằm trong nhóm virus phổ biến nhất gây nhiễm trùng herpes. Bệnh có khả năng lây lan qua đường tình dục. Thường xuất hiện với triệu chứng đau kèm theo các vết loét ở khu vực âm đạo. Một số vết loét nằm bên trong âm đạo, chỉ có thể nhìn thấy khi thực hiện khám phụ khoa.
Không dừng lại ở cơ quan sinh dục, viêm “vùng kín” do herpes khiến miệng và họng bệnh nhân lở loét, nhiễm trùng nghiêm trọng nếu có quan hệ tình dục bằng miệng.
2.6. HPV – Nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo nữ giới
HPV – tác nhân gây bệnh ung thư tình dục hàng đầu của nữ giới cũng gây viêm nhiễm âm đạo. Triệu chứng rõ rệt nhất là mọc các nốt mụn cóc ở âm đạo, trực tràng, âm hộ hoặc bẹn. Mụn có màu trắng đến xám, đôi khi chuyển sang hồng hoặc tím. Tuy không phải lúc nào cũng nhìn thấy mụn cóc do HPV bằng mắt thường. Virus HPV thường chỉ được phát hiện qua xét nghiệm Pap, một phương pháp tầm soát và chẩn đoán ung thư cổ tử cung.
2.7. Viêm âm đạo do gardnerella
Gardnerella vagis – một loại vi khuẩn kỵ khí trú ngụ trong hệ vi khuẩn âm đạo nữ giới. Thường thì, hệ vi khuẩn âm đạo chiếm ưu thế bởi các loài Lactobacilli. Tuy nhiên, khi các sinh vật như Gardnerella phát triển quá mức và trở thành loài chiếm ưu thế, điều này dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Sự mất cân bằng trong hệ vi khuẩn tự nhiên là nguyên nhân của viêm âm đạo do vi khuẩn. Bất kỳ thay đổi nào trong hệ vi khuẩn cư trú, bao gồm giảm lượng vi khuẩn Lactobacillus, đều tạo điều kiện cho các vi khuẩn kỵ khí khác nhau phát triển và gây bệnh.
Rất khó để xác định chính xác tỷ lệ mắc viêm âm đạo do Gardnerella. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nhiễm khuẩn âm đạo bao gồm: tiền sử nhiều bạn tình, quan hệ tình dục với nhiều đối tác, thụt rửa âm đạo, hút thuốc lá và dùng dụng cụ tránh thai trong tử cung.
Có đến 50% phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn mà không có triệu chứng. Khi gây bệnh, nó tạo ra mùi âm đạo “tanh” khó chịu và dịch tiết âm đạo màu vàng hoặc trắng. Ở một số khác, những triệu chứng này đặc biệt khó chịu trong hoặc sau khi giao hợp.
3. Viêm âm đạo không lây
Tình trạng này không phải là hiếm. Một số chị em bị ngứa rát vùng kín, tiết dịch âm đạo nhiều nhưng khi khám lại không phát hiện bất kỳ viêm nhiễm vùng kín nào.
Nguyên nhân của hiện tượng này thường do cơ thể của người bệnh phản ứng, gặp dị ứng hoặc kích ứng với các sản phẩm như thuốc xịt, dung dịch thụt rửa âm đạo, tampon, cốc nguyệt san hay sản phẩm diệt tinh trùng.
Đồng thời, vùng da xung quanh âm đạo cũng có thể trở nên nhạy cảm với xà phòng thơm, kem dưỡng da, chất bôi trơn, bột giặt, nước xả vải và các sản phẩm khác.
Cuối cùng, sử dụng sản phẩm khử mùi và ngăn ngứa bôi ngoài da trong thời gian dài cũng làm tình trạng viêm vùng kín nặng hơn.
Triệu chứng viêm âm đạo không lây gồm: âm đạo tiết dịch nhiều, nhầy và có màu từ vàng đến xanh. Bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh.
4. Viêm teo âm đạo
Viêm teo âm đạo là vấn đề phổ biến trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây là một loại viêm không lây nhiễm xuất phát từ giảm nội tiết tố, khiến âm đạo trở nên khô hoặc teo.
Các yếu tố gây ra tình trạng này gồm: thủ thuật cắt bỏ buồng trứng, trạng thái cho con bú và sau sinh. Sử dụng các loại thuốc như chất ức chế aromatase (thường được sử dụng trong điều trị ung thư vú) hoặc Lupron Depot® (được sử dụng trong điều trị lạc nội mạc tử cung). Tất cả làm giảm đáng kể mức estrogen.
Khi mắc phải viêm teo âm đạo, các triệu chứng thường bao gồm:
- Đau (đặc biệt khi có quan hệ tình dục)
- Ngứa và cảm giác nóng rát ở âm đạo
- Đôi khi kèm theo tiểu rắt và tần suất tiểu nhiều.
Bệnh được điều trị bằng việc sử dụng các loại thuốc uống và thuốc đặt âm đạo.
5. Các yếu tố rủi ro tăng nguy cơ viêm âm đạo
Có những yếu tố có thể gia tăng rủi ro phát triển bệnh viêm nhiễm âm đạo, bao gồm:
- Thay đổi nội tiết tố, thường xảy ra khi phụ nữ mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh/mãn kinh, hoặc sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.
- Hoạt động tình dục thường xuyên, đặc biệt là quan hệ với nhiều đối tác và quan hệ không sử dụng bao cao su.
- Đang mắc bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
- Sử dụng thuốc kháng sinh và steroid.
- Tránh thai bằng cách dùng chất diệt tinh trùng.
- Mắc bệnh đái tháo đường.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín như dung dịch vệ sinh phụ nữ, xịt âm đạo, chất khử mùi âm đạo.
- Có thói quen thụt rửa âm đạo thường xuyên.
- Mặc quần lót ẩm hoặc quần bó sát.
- Sử dụng dụng cụ tử cung (IUD) để ngừa thai.
Bệnh không điều trị dứt điểm, điều trị sai cách, tự ý mua thuốc điều trị không chỉ không giúp khỏi bệnh. Hậu quả khiến tình trạng nghiêm trọng hơn và trở thành viêm âm đạo bán cấp (mạn tính).
6. Biến chứng có thể gặp phải khi bị viêm âm đạo bán cấp
Triệu chứng viêm âm đạo dai dẳng gây sự khó chịu, bức bối, stress cho chị em. Làm mất tự tin trong công việc và cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong đời sống gia đình.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể lan sang các phần phụ khác như viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm dính tắc vòi trứng, viêm vùng chậu…
Hậu quả nặng nề có thể dẫn đến vô sinh hoặc khả năng thụ tinh giảm ở phụ nữ. Viêm âm đạo khi mang thai có thể gây ra thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non…
Viêm âm đạo khi mang thai khiến đứa trẻ sinh ra đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc nấm ở mắt, miệng, họng hoặc da. Do tiếp xúc với dịch âm đạo của mẹ trong quá trình sinh nở.
Đặc biệt, tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát nhiều lần có thể dẫn đến nhiều loại ung thư nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,…
7. Cách phòng ngừa viêm âm đạo
Để ngăn chặn viêm nhiễm vùng kín, bạn cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Hạn chế tắm bồn, đặc biệt là trong bồn nước nóng hoặc có sóng. Thay vào đó, nên tắm bằng vòi sen.
- Rửa sạch xà phòng hoặc sữa tắm khỏi vùng kín sau khi tắm. Tránh sử dụng các loại xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh như xà phòng khử mùi hoặc kháng khuẩn, gel tắm chứa hạt tẩy tế bào chết,…
- Bảo đảm vùng kín luôn khô ráo để tránh kích ứng.
- Lau vệ sinh từ phía trước ra sau sau khi đi vệ sinh để ngăn vi khuẩn từ hậu môn lây lan vào âm đạo.
- Hạn chế thụt rửa vì vùng kín của phụ nữ không cần nhiều biện pháp làm sạch ngoài việc tắm hàng ngày. Việc thụt rửa nhiều có thể không hữu ích và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.
- Sử dụng bao cao su: Cả nam và nữ đều nên sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm trong quan hệ tình dục.
- Chọn lựa đồ lót làm từ vải cotton: Nấm men phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Vải cotton có khả năng thoáng khí tốt, hấp thụ mồ hôi hiệu quả, tạo điều kiện thoải mái và hạn chế sự phát triển của nấm men và vi khuẩn gây bệnh.
Vùng kín của chị em vốn dĩ vô cùng nhạy cảm. Do đó, nếu xuất hiện triệu chứng bất thường thì nó sẽ phát tín hiệu cảnh báo dễ dàng nhận biết. Phái đẹp lưu ý để có cách phòng ngừa viêm âm đạo hiệu quả và an toàn.
Bên cạnh đó, khi xuất hiện dấu hiệu viêm âm đạo, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển sang mãn tính và gây biến chứng nghiêm trọng.
Đây là căn bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu chị em điều trị đúng cách và xây dựng đời sống tình dục an toàn, lành mạnh và vệ sinh đúng cách.
Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến bệnh lý viêm âm đạo hoặc các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe sinh sản cần giải đáp. Hãy gửi câu hỏi cho bác sĩ trong KHUNG CHAT hoặc liên hệ theo số điện thoại 0332.358.909 (Tổng đài trực 24/24) hoặc tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được bác sĩ tư vấn miễn phí chi tiết nhất.