Bao quy đầu là gì? – Chức năng và các bệnh thường gặp
Ngày đăng: 19.12.2023
Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình
Bao quy đầu là lớp áo giáp bảo vệ “cậu nhỏ” khỏi sự tấn công của vi khuẩn và tổn thương. “Cậu bé” muốn khỏe mạnh đòi hỏi áo giáp hoạt động đúng quy trình, không dài, không chật, không hẹp. Bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật kiến thức về bao quy đầu nam giới cần biết để có một “cu cậu” khỏe mạnh.
Mục lục bài viết
Tổng quan
1. Bao quy đầu là gì?
Theo giải phẫu, bao quy đầu là một lớp da mỏng che phủ hoàn toàn hoặc một phần của dương vật, có chức năng bảo vệ quy đầu khỏi các yếu tố có thể gây tổn thương như bụi bẩn và vi khuẩn có hại…
2. Như thế nào là bình thường?
Được xác định dựa trên ba yếu tố:
- Không mắc bệnh lý dài/hẹp/nghẹt
- Tự lột bao quy đầu ở thời điểm thích hợp
- Da và phần quy đầu khỏe mạnh, màu hồng tự nhiên, không viêm nhiễm, không bốc mùi khó chịu
Dấu hiệu chứng tỏ bao quy đầu bình thường biểu hiện như sau:
- Sau khi dậy thì, da quy đầu linh hoạt tuột lên tuột xuống và không gặp vấn đề chật hẹp, thoải mái hoặc không đau rát.
- Mỗi khi cương cứng, da quy đầu tự lột xuống, quy đầu lộ ra rõ ràng.
- Khi quan hệ tình dục, “cậu nhỏ” cương cứng nhưng không gây cảm giác đau đớn, hoàn toàn kích thích và thăng hoa qua mỗi cuộc yêu.
- Khi “cậu nhỏ” không cương cứng, phần da bên ngoài bao phủ nó hoàn toàn, chỉ để lộ ra lỗ niệu đạo.
Lột bao quy đầu là gì?
Hầu hết các bé trai sinh ra đều có lớp da quy đầu bọc quanh dương vật. Thông thường đến khoảng 4-5 tuổi, da quy đầu sẽ tự lột xuống để quy đầu trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nếu qua 4 – 5 tuổi hoặc qua độ tuổi dậy thì mà lớp da quy đầu không tự lột, bắt buộc phải dùng tay để kéo lớp da quy đầu xuống. Giúp lỗ niệu đạo và quy đầu được lộ ra. Quá trình này gọi là lột bao quy đầu.
1. Bao quy đầu có tự lột không?
Hoàn toàn tự lột được nếu nam giới không gặp các vấn đề sau:
- Trẻ em dưới 1 tuổi bị dài hoặc hẹp bao quy đầu.
- Nam giới có da quy đầu dài hoặc hẹp nhưng chưa dẫn đến biến chứng nghẹt hoặc viêm.
- Bẩm sinh hẹp hoặc dài bao quy đầu.
- Có thể kéo dài sang trái phải/hai bên mà không gây đau đớn hoặc ít đau đớn.
2. Khi nào bao quy đầu tự lột?
Hầu hết các trường hợp da bọc quy đầu ở trẻ trai sẽ tự lột xuống vào khoảng 4-5 tuổi hoặc khi bắt đầu thời kỳ dậy thì. Nếu đến những thời điểm này mà da bọc quy đầu vẫn chưa tự lột được, rất có thể bạn đang gặp vấn đề dài hoặc chật hẹp da ngoài quy đầu. Cụ thể:
- Bao quy đầu quá dài, làm cho phần quy đầu không thể tự lộ ra khi cương cứng.
- Bao quy đầu chật hẹp, làm cho phần quy đầu không thể lộ ra ngoài.
3. Bao nhiêu tuổi lột bao quy đầu là tốt?
Từ khoảng 5 tuổi trở lên và độ tuổi lý tưởng nhất là từ 13-25 tuổi. Ở độ tuổi này, cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện nên quá trình lột da quy đầu sẽ dễ dàng hơn.
Đối với trẻ em, quá trình tự lột da bọc quy đầu thường diễn ra từ 1-4 tuổi và có thể kéo dài đến khi kết thúc thời kỳ dậy thì. Bố mẹ có thể hỗ trợ quá trình lột bao quy đầu cho trẻ trong khoảng 4-8 tuổi vì đây là thời kỳ da quy đầu co giãn tốt, không bị đau đớn và dễ dàng thực hiện.
Với người trưởng thành, khi bất tiện trong sinh hoạt tình dục, bị viêm nhiễm, dài hoặc hẹp. Đây là thời điểm cần thiết phải lột da quy đầu, tránh tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.
4. Lột bao quy đầu có đau không?
Nhiều quý ông không biết lột ra có đau không? Câu trả lời là có hoặc không. Một số trường hợp tự lột gây ra cảm giác đau đớn ở cu cậu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc thực hiện kỹ thuật không đúng, lột khi da quy đầu chưa được giãn nở đúng cách; cơ thể chưa quen với tác động vật lý, sinh ra phản ứng đau, sưng. Nếu thực hiện nhẹ nhàng và đúng cách, việc tự lột sẽ trở nên dễ dàng hơn và không gây đau đớn.
Tuy nhiên, quá trình lột bị đau có thể do quý ông đang mắc các bệnh lý hẹp/nghẹt hoặc viêm. Hẹp da ngoài quy đầu khiến quy đầu bị bó chặt, phần quy đầu không thể tự tụt xuống khi cương cứng, gây đau đớn và khó khăn trong quan hệ tình dục. Trong trường hợp này, cố gắng tự lột có thể gây tổn thương da, thậm chí gây chảy máu.
Viêm bao quy đầu có thể khiến cho đầu dương vật đau rát và ngứa ngáy. Lúc này, việc tự lột sẽ gây đau và làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, viêm mào tinh, viêm tinh hoàn, v.v.
Nếu tình trạng đau kéo dài quá 2 ngày không khỏi, cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
5. Tự lột bao quy đầu bị sưng/rát phải làm sao?
Các quý ông hoàn toàn có thể tự lột tại nhà nếu tự tin vào kỹ thuật của bản thân. Thông thường qua thời điểm dậy thì mà phần da ngoài quy đầu chưa lột, cản trở đến sinh hoạt và quá trình vệ sinh dương vật thì xác suất cao bạn đang mắc bệnh lý cần được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.
Lúc này, việc tự lột và thực hiện tại nhà hoàn toàn không phải phương án tối ưu. Nhiều quý ông vẫn cố tự lột vì tâm lý ngại gặp bác sĩ đã gây ra đau rát và sưng đầu dương vật. Nếu tình trạng đau rát, sưng kéo dài quá 2 ngày không dứt kèm theo sưng, anh em cần phải đến gặp bác sĩ gấp, tránh để tình trạng tiến triển nghiêm trọng hơn.
6. Sau khi lột bao quy đầu cần làm gì?
Nếu anh em tự tin và thực hiện tại nhà không gặp vấn đề gì, sau khi lột xong cần lưu ý:
- Hạn chế xối nước mạnh hoặc chà xát mạnh lên dương vật để tránh tổn thương cho bao quy đầu.
- Nên rửa bộ phận sinh dục bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch, tránh sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng để tránh kích ứng da.
- Chọn quần lót rộng rãi và thoải mái để tránh tình trạng cọ xát mạnh lên phần quy đầu.
- Tuyệt đối không thực hiện quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành hẳn, vì dương vật cương cứng có thể làm tổn thương vết thương, gây ra đau đớn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh bao quy đầu thường gặp
Khi “cậu bé “ phát đi tín hiệu sau đây, có nghĩa bạn đang đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý dài, hẹp, nghẹt hoặc viêm nhiễm quy dầu và da quy đầu:
1. Nhận biết bao quy đầu dài như thế nào?
Bệnh lý dài bao quy đầu là tình trạng da bọc ngoài quy đầu quá dài, không tuột lên tuột xuống gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt và cuộc sống của nam giới. Triệu chứng bệnh lý này bao gồm:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục khó khăn
- Ứ đọng bụi sinh dục, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Bao quy đầu dài làm tăng cảm giác nhạy cảm dẫn đến xuất tinh sớm, tình dục không được thăng hoa;
- Đau khi quan hệ do phần da ngoài quy đầu dài bị cọ xát giữa da và quy đầu
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, anh em cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị. Bởi đây hoàn toàn trùng khớp với triệu chứng của hẹp và dài bao quy đầu.
2. Rộng bao quy đầu có sao không?
- Dị dạng dương vật: Việc da bọc ngoài quy đầu dài hoặc rộng có thể làm dương vật không phát triển bình thường, gây viêm nhiễm nam khoa và ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.
- Nguy cơ vô sinh: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương hoàn toàn là những căn bệnh do dài rộng bao quy đầu gây ra. Cảm giác đau đớn kéo dài cũng làm giảm ham muốn, cuối cùng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nhiễm nam khoa và tiết niệu.
- Lây bệnh truyền nhiễm bệnh cho bạn tình.
- Tăng nguy cơ ung thư dương vật
3. Hẹp bao quy đầu cản trở phái mạnh thế nào?
Hẹp bao quy đầu là tình trạng phần da bọc quanh quy đầu bị bó chặt, chít hẹp vào phần quy đầu dương vật làm cho dương vật không thể tự tụt xuống khi cương cứng. Bệnh gây đau đớn và khó khăn trong quan hệ tình dục ở nam giới. Những người mắc hẹp bao quy đầu, nếu cố gắng tự lột bằng tay, có thể gây tổn thương cho vùng da bọc ngoài và da quy đầu, thậm chí dẫn đến chảy máu.
Ngoài ra, nó không chỉ gây bất tiện trong đời sống tình dục mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm ở vùng kín do vệ sinh dương vật trở nên khó khăn.
4. Viêm bao quy đầu
Là tình trạng dương vật bị viêm nhiễm và tổn thương do vi khuẩn xâm nhập tấn công.
Bệnh nhân mắc phải sẽ có triệu chứng sau:
- Dương vật sưng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu
- Sờ vào cảm giác đau đớn
- Xuất hiện những mảng đỏ hoặc vùng da sáng trên “cu cậu”
- Tiểu buốt, tiểu rắt, dương vật có mùi hôi
Việc điều trị viêm bao quy đầu từ sớm rất quan trọng. Nếu không có thể dẫn đến rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, viêm mào tinh, viêm tinh hoàn và nguy cơ vô sinh. Thậm chí phải đối mặt với nguy cơ ung thư dương vật.
Bao quy đầu bị khô nứt là bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khô nứt:
- Thủ dâm hoặc quan hệ tình dục không dùng bôi trơn
- Bao quy đầu bị khô nứt vì dị ứng với bao cao su
- Thời tiết hanh khô và tắm nước quá nóng
- Mặc quần áo quá chật gây nhiễm trùng dương vật, bạn nên mặc đồ mát mẻ
Tuy nhiên, việc phần da ngoài quy đầu và quy đầu khô nứt cũng là dấu hiệu của các bệnh lý sau:
1. Bệnh chàm
Da dương vật khô, ngứa, có mụn dưới da và bị nứt là dấu hiệu của bệnh chàm. Để chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh chàm, quý ông nên trực tiếp gặp bác sĩ.
Trong trường hợp bị bệnh chàm và bao quy đầu khô nứt, bác sĩ thường kê các loại kem bôi chứa corticosteroid. Anh em cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ để tránh tác dụng phụ. Đặc biệt là mỏng da vì vùng da trên dương vật vốn mỏng manh và nhạy cảm.
2. Khô nứt bao quy là dấu hiệu của bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh phổ biến nam giới gặp phải khi có dấu hiệu nứt bao quy đầu. Các đám vảy nến trên dương vật không có cấu trúc giống như ở bộ phận khác của cơ thể. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng mảng trắng mỏng rõ ràng, không có vảy, hoặc có thể có một vòng màu đỏ xung quanh. Người bệnh khi đã được chẩn đoán bệnh vẩy nến kèm theo các mảng đỏ trên dương vật, có thể được điều trị bằng kem bôi chứa corticosteroid.
Một phương pháp điều trị bệnh vẩy nến ở dương vật là sử dụng thuốc mỡ chứa vitamin D ngày/2 lần. Tuy nhiên, khi bị nứt bao quy đầu, cần đến gặp trực tiếp bác sĩ để xác định nguyên nhân và cách điều trị. Tránh tình trạng tự chữa, bệnh không khỏi còn nặng thêm.
3. Khô nứt do nhiễm nấm
Bên cạnh nứt bao quy đầu, bệnh nhân sẽ có thêm các triệu chứng như phát ban, sưng tấy, tiết dịch, và khô da trên dương vật. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm. Bao gồm nhiễm trùng do nấm (Jock itch) hoặc viêm nốt đỏ đầu dương vật (Balanitis).
- Nhiễm trùng do nấm (Jock itch) gây phát ban đỏ và ngứa ở vùng ẩm và ấm, lan ra mặt trong đùi từ dương vật.
- Balanitis là tình trạng viêm ở đầu dương vật và có thể đi kèm với đỏ, sưng, và ngứa.
Cách chữa trị nứt bao quy đầu do nhiễm nấm là sử dụng các loại kem chống nấm. Đồng thời, giữ vệ sinh bằng cách thường xuyên giặt và thay quần áo, mặc đồ lót rộng rãi có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm và ngăn ngừa tái phát.
Lời khuyên của chuyên gia
ThS.BS Lê Đỗ Nguyên, Trưởng khoa Nam học – Tiết Niệu công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết:
Tuy nhiên, đối với những trường hợp đã trưởng thành nhưng lớp da này vẫn bao phủ toàn bộ phần đầu của dương vật. Quý ông cần thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu.
Nếu biểu hiện trên kèm theo khó vệ sinh phần quy đầu, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,… Bệnh nhân cần được khám và điều trị gấp. Bởi 99% biểu hiện trên là triệu chứng của nghẹt/hẹp/dài bao da quy đầu. Đây là bệnh lý bác sĩ buộc phải chỉ định cắt bao quy đầu. Nếu không tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể dẫn đến vô sinh hoặc ung thư dương vật.
Bạn đang gặp rắc rối về lột bao quy đầu đúng cách? Bạn nghi ngờ mình đang mắc các bệnh lý liên quan tới phần da bọc ngoài quy đầu? Bạn cần tư vấn chi tiết hơn tất các thông tin về sức khỏe của “cậu em”? Liên hệ ngay qua hotline 0332.358.909 (Tổng đài trực 24/24) hoặc tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội tại địa chỉ 152 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết nhất.